Ngày 17/11 vừa qua, trong bài phát biểu trước Quốc
hội Úc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm tuyên bố Bắc Kinh sẽ không bao giờ
dùng vũ lực để đạt mục đích, kể cả trong tranh chấp lãnh hải. Tuyên bố trên được ông Tập Cận Bình đưa ra
vài ngày sau khi Tổng
thống Mỹ Barack Obama cảnh báo về sự nguy hiểm tiềm ẩn của cuộc xung đột tại
châu Á (biển Đông và biển Hoa Đông) và Mỹ sẽ không dung thứ việc “nước lớn bắt
nạt nước nhỏ”.
Theo ông Tập Cận Bình,
Trung Quốc - một quốc gia đang ngày càng lớn mạnh và phát triển cần hòa bình.
Hơn nữa, lịch sử cho thấy sẽ không ai được hưởng lợi từ xung đột. Ông Tập Cận Bình nói: "Bài
học lịch sử cho thấy rằng những quốc gia luôn cố gắng theo đuổi phát triển bằng
vũ lực đều luôn thất bại... Đó là những gì lịch sử dạy chúng ta. Trung Quốc chỉ
muốn hòa bình. Hòa bình rất quý giá và cần được bảo vệ. Chúng ta phải luôn luôn
đề cao cảnh giác chống lại các yếu tố có thể tước đoạt hòa bình của mình".
Sau khi tuyên bố của
ông Tập Cận Bình được đưa ra, dư luận thế giới tỏ ra nghi ngờ về tính trung thực
của nó, bởi dường như tuyên bố của ông Tập Cận Bình đang mâu thuẫn với các hành
động gây căng thẳng gần đây của Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh thổ với láng giềng
Đông Nam Á, Nhật Bản và Ấn Độ. Đa số đều cho rằng, lời tuyên bố trên của Chủ tịch
Trung Quốc chính là cách mà Trung Quốc “phản đòn” lại Mỹ, là hành động đáp trả
lại tuyên bố của Tổng thống Mỹ Obama.
Trung Quốc lâu nay vốn
được biết đến là một quốc gia “nói một đằng làm một nẻo”, hành động và lời nói
hiếm khi đồng nhất. Họ liên tục tuyên bố rằng không gây hấn, đe doạ các quốc
gia khác, Trung Quốc muốn phát triển hoà bình, xây dựng một cộng đồng thế giới
hoà bình nhưng hành động của họ thì lại hoàn toàn trái ngược. Họ điều tàu quân
sự, máy bay chiến đấu trang bị vũ khí hiện đại để hộ tống cho các hành động vi
phạm chủ quyền của Việt Nam, Nhật Bản. Họ dùng vòi rồng, dùng tàu công suất lớn
tấn công tàu cá, tàu dân sự của Việt Nam trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.
Họ thiết lập vùng nhận dạng phòng không tại biển Hoa Đông, nơi đang tồn tại
tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản. Họ triển khai lực lượng quân đội tấn công
vùng biên giới với lực lượng quân đội Ấn Độ. Vậy thì có thể tin được lời ông Tập
Cận Bình?
Thay vì tin vào những lời
nói đó, chúng ta hãy càng phải cảnh giác thì hơn. Hơn lúc nào hết, cảnh giác với
Trung Quốc chưa bao giờ là thừa. Thực tế cho thấy, lời phát biểu của Tập Cận
Bình chỉ là một thủ đoạn để Trung Quốc che đậy bản chất thật với thế giới, là một
cách để họ giảm áp lực trước sức ép quốc tế để âm thầm thực hiện âm mưu bành
trướng của mình mà thôi.
Nam Phong
ông tập cận bình nói là một chuyện, còn thực tế ông ta điều hành đất nước và chỉ đạo bộ máy chính quyền làm ăn thế nào lại là chuyện khác. nói thẳng, việt nam đã không còn hiếm lạ gì với cái kiểu nói một đằng làm một nẻo của ông lãnh đạo trung quốc cũng như các tướng tá, quan chức dưới quyền ông ta rồi. vậy nên tốt nhất là đừng nên tin những gì ông ta nói mà hãy chủ động phòng ngừa trước bất cứ diễn biến nào đến từ phía trung quốc! phòng bệnh còn hơn chữa bệnh!
Trả lờiXóaTin hay không thì qua những hành động và lời nói của Trung Quốc trong thời gian qua là đủ chứng minh Trung Quốc là nước "mặt dày nói láo" rồi. Đúng là không xứng tầm của một nước lớn.
Trả lờiXóaNói thật là những tuyên bố của Trung Quốc từ trước đến nay về vấn đề Biển Đông thì chúng ta lúc nào cũng đặt một dấu hỏi lớn. Là liệu ông bạn Trung Quốc có hành động như những tuyên bố như vậy không. Sự thật ai cũng rõ rồi.
Trả lờiXóa