Đại biểu Trương Trọng Nghĩa và Đại biểu Hoàng Hữu Phước (bên phải)
Mấy ngày qua dư luận
hướng sự chú ý tới câu chuyện một vị đại biểu quốc hội viết bài trên blog cá
nhân bêu xấu một vị đại biểu quốc hội khác. Đó là trường hợp của Đại biểu Hoàng
Hữu Phước viết bài bêu xấu Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (cùng đoàn đại biểu quốc
hội thành phố Hồ Chí Minh) trên blog cá nhân của mình. Điều đáng nói là, trong
bài viết của mình, ông Hoàng Hữu Phước đã dùng những ngôn từ có thể nói là
không thể chấp nhận của một vị đại biểu quốc hội, như: mông muội, mê muội, ngu
muội… để nói về ông Nghĩa. Càng đáng nói hơn, đây không phải lần đầu ông Hoàng
Hữu Phước hành xử như vậy. Trước đó, vào năm ngoái, ông Phước cũng đã có bài
viết trên blog cá nhân xúc phạm Đại biểu Dương Trung Quốc (Dương Trung Quốc và bốn điều sai năm cũ (tứ đại ngu). Sau đó, ông Phước giải
thích: “Đó
là tranh luận của tôi, còn đối với người đọc báo, cử tri không quen nghe những
lời tranh luận kiểu đó của tôi thì tôi sẽ bỏ, không sử dụng từ đó nữa. Chứ
không phải tôi nhận là tôi sai!".
Có
thể nói, việc giữa các đại biểu quốc hội có ý kiến khác nhau, thậm chí đối nghịch
nhau là điều hoàn toàn bình thường, bởi đó là quan điểm cá nhân của mỗi người,
mà đã là quan điểm cá nhân thì không ai giống ai. Có quan điểm khác nhau thì mới
có sự tranh luận, có sự tranh luận thì mới có cái mới, cái hay. Nhưng tranh luận
ở đâu, tranh luận như thế nào cho hợp lý thì đó lại là một vấn đề khác. Trong
trường hợp này, nếu không đồng tình với quan điểm của Đại biểu Trương Trọng
Nghĩa, ông Phước hoàn toàn có thể phản biện, có thể đặt câu hỏi với ông Nghĩa.
Việc đặt câu hỏi, phản biện có thể bằng văn bản hoặc trực tiếp tại hội trường… Đó
mới xứng là một vị Đại biểu đại diện cho nhân dân. Tuy nhiên, ông Phước lại
không làm như vậy, ông lại viết bài trên blog cá nhân của mình để bêu xấu, thoá
mạ, thậm chí là xúc phạm người khác, mà điều này không chỉ diễn ra một lần. Điều
đó khiến dư luận không khỏi bức xúc và đặt ra vấn đề cần phải xem xét lại tư
cách của vị đại biểu này.
Ngày
hôm nay, trả lời báo chí, TS Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện nghiên cứu lập
pháp của Quốc hội cho biết: “Dù là đại biểu đó có phát biểu sai đi chăng nữa
thì phương pháp, cách góp ý cũng phải chân thành, đúng mực chứ dùng ngôn từ
thóa mạ rồi phát tán linh tinh là điều sai trái. Một người dân bình thường hành
xử như thế đã là không chấp nhận được rồi huống chi ông Phước lại là đại biểu
quốc hội”.
Đại biểu Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nói về bài
viết xúc phạm đại biểu Dương Trung Quốc của ông Hoàng Hữu Phước trên báo Tuổi
trẻ: “Tôi cho rằng việc các đại biểu Quốc hội tranh luận, trao đổi với nhau là
chuyện bình thường, sẽ làm tăng sức hấp dẫn và tính dân chủ trong sinh hoạt
nghị trường. Tuy nhiên, việc dùng blog cá nhân để đánh giá, nhận xét đại biểu
khác bằng những lời lẽ thóa mạ, thiếu tôn trọng như dùng từ “ngu”, “ngậm miệng
lại”... thì không thể chấp nhận được! Đây là việc chưa có tiền lệ trong sinh
hoạt nghị trường ở Việt Nam. Là người theo dõi lĩnh vực văn hóa, tôi cho rằng
sẽ có nhiều người không đồng tình với cách làm của đại biểu Hoàng Hữu Phước. Cách
làm này không thể chấp nhận đối với một người bình thường chứ chưa nói anh
Phước là một đại biểu Quốc hội”.
Nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc
Quốc hội cần phải xem xét một cách nghiêm túc tư cách đại biểu đối với ông
Hoàng Hữu Phước, thậm chí bãi nhiệm đại biểu Hoàng Hữu Phước. Với cá nhân tôi,
việc một vị đại biểu quốc hội mà hành xử như vậy là không hợp lý chút nào. Là
một vị đại biểu cho nhân dân mà có cách hành xử như vậy rõ ràng là không phù
hợp. Và việc xem xét tư cách của vị đại biểu này là điều cần thiết. Quốc hội
cần có sự lên tiếng chính thức về vấn đề này.
Nam Phong
Đại biểu là do nhân dân bầu ra, cái này thì ai cũng phải công nhận thật, nhưng chính quyền đôi khi chưa cung cấp đầy đủ thông tin của các đại biểu, hay người dân cũng không chịu tìm hiểu đầy đủ thông tin của đại biểu mà mình bỏ phiếu, do đó kỳ đại hội tới tôi nghĩ cần phải cung cấp nhiều thông tin hơn cho người dân nữa
Trả lờiXóaTôi nghĩ không chỉ là tư cách đại biểu mà cả về tư cách của cán bộ trong cơ quan nhà nước trong các lĩnh vực khác nữa, chứ tôi thấy dân kêu ca nhiều về thái độ của cán bộ lắm, đầy tớ của nhân dân, ăn lương của nhân dân thì phải phục vụ đường hoàng cho nhân dân, đừng kiểu có quyển rồi hách dịch
Trả lờiXóaTư cách đại biểu cần phải xem xét trước khi bầu đại biểu là hợp lý nhất, bởi lẽ có như thế thì chúng ta mới đưa ra được những ứng cử viên có đủ sức đủ tài và đủ đức để nhân dân có thể chọn lựa và để có thể gửi gắm tâm tư nguyện vọng của mình chứ thế này thì không đươc rồi
Trả lờiXóaTôi cũng nghĩ thế, chứ không thể khi bầu ra rồi lại xem xét tư cách đại biểu nữa, làm thế càng phức tạp ra, mà chúng ta phải tiến hành công tác này trước, và điều nữa là chúng ta cần phải đưa ra nhiều thông tin hơn nữa cho người dân tìm hiểu về các vị cử tri mà họ sẽ bầu
Xóa