Kiều Linh
Nói xấu người khác không biết có phải là một bệnh hay
không, nhưng từ xa xưa đến nay thời nào cũng có, từ những bà tám nhiều chuyện
cho đến những bà bán rau, bán cá, bán thịt nói xấu để đưa hoặc tôn mình lên mà
họ chẳng biết mình đang đứng ở vị trí nào, rồi trong thâm cung bí sử của vua
chúa xa xưa cũng vậy, từ những cung nữ cho đến các bà hoàng hậu, hoàng phi đố
kỵ ganh ghét nói xấu, hãm hại lẫn nhau.
Chuyện tưởng chỉ có từ thời xưa hoặc chí ít thì chỉ có ở
những bà tám nhiều chuyện hay đi “buôn dưa lê, bán dưa chuột”, bởi bây
giờ là thời đại văn minh, thế kỷ XXI, con người được học nhiều, hiểu nhiều nên
rất lịch sự trong giao tiếp, trong cách ứng xử với nhau rất có văn hóa.
Tuy nhiên,
mấy ngày qua, trên nhiều trang mạng xã hội cũng như nhiều phương tiện thông tin
đại chúng hết sức bất bình về việc đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước một lần
nữa lại viết blog đả kích đại biểu Trương Trọng Nghĩa và đây đâu phải lần đầu
ông nghị này viết trên trang cá nhân nói xấu người khác, trước đó là vụ nhắm
đến đại biểu quốc hội - nhà sử học Dương Trung Quốc. Thậm chí, trên trang cá
nhân ông Hoàng Hữu Phước lớn tiếng cho rằng dân trí Việt Nam còn quá thấp, chưa
xứng đáng hưởng quyền biểu tình…
Khi vào trang
blog cá nhân của ông Hoàng Hữu Phước, nhiều người không khỏi giật mình. Bài
viết của ông Hoàng Hữu Phước đa dạng ở nhiều lĩnh vực, nhân vật. Trong đó đa
phần mang lời lẽ ngông cuồng, xúc phạm, miệt thị, nặng về chì chiết người khác
hơn là mang tính xây dựng.
Blog là trang
cá nhân có thể là của bất kỳ ai, ai cũng có thể tạo ra trang nhật ký riêng trên
mạng nhưng không thể cho mình cái quyền muốn viết gì cũng được, muốn nói gì thì
nói, không thể nói tùy thích viết cho thỏa chí của mình để làm phương hại đến người
khác.
Đã có rất
nhiều người phẫn nộ với cách phát ngôn của ông Hoàng Hữu Phước. Ngay cả một số
nghị viên cũng không đồng tình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa cảm thấy bàng hoàng cho
rằng không thể tưởng tượng được đấy lại là ngôn ngữ của một Ông Nghị. ông Nguyễn
Khoa Điểm còn kêu lên “Tại sao người ta lại bầu ông vào Quốc Hội?”
Có thể thấy,
gần một nhiệm kỳ làm đại biểu Quốc hội, ông Hoàng Hữu Phước nổi tiếng trước cả
nước với những vụ viết thiếu nghiêm túc trên blog cá nhân. Ngay sau khi bị phản
đối về những lời lẽ thiếu nghiêm túc, ông Nghị Phước đã có lời xin lỗi. Ô hay
lạ nhỉ, nói xấu, bôi nhọ người khác một cách công khai bị lên án thì chỉ một
lời xin lỗi suông thế thôi là xong hay sao?
Người
Việt Nam ta có câu “Quá tam ba bận”, nhưng đó là với người bình thường. Còn với
trường hợp của ông Hoàng Hữu Phước, có lẽ ông quên mất vị trí của mình đang
đứng hoặc giả biết nhưng ông lợi dụng để viết ra những lời thiếu văn hóa, như
vậy không thể gọi là trí thức, càng không thể xứng đáng là đại biểu nhân dân
nhất là ông lại đang ở cơ quan quyền lực cao nhất. Tự mình gây ra chuyện bây giờ
thông qua các báo, lại ra sức thanh minh xin lỗi và cứ cho như thế là xong và
lại huyênh hoang là “biết phục thiện”. Với tư duy và phương pháp luận như vậy,
không thể dành cho một “ông Nghị” đại diện cho dân được.
Ý
kiến của luật sư Trần Quốc Thuận "Suốt 14 năm làm việc quốc hội tôi chưa
thấy một đại biểu nào có hành xử như thế cho nên với tư cách là một cử tri
thành phố Hồ Chí Minh đề nghị xem lại tư cách của ông Hoàng Hữu Phước, trong đó
tôi có đề nghị nên chăng phải bãi miễn ông này chứ để tốn cơm tốn gạo tiền thuế
của nhân dân để nuôi một đại biểu như thế thì không nên. Còn ý kiến gần đây của
LS. Trần Trọng Nghĩa: những đại biểu đang gánh nhiều vai thì phải ráng làm tròn
dù có hi sinh, mất mát, còn nếu thấy không thể thì xin từ nhiệm để người khác làm...
Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 71 cũng như Điều 22 sửa đổi bổ
sung quy định “không được lợi dụng tự do, dân chủ để nói xấu, bôi nhọ Đảng, nhà
nước, các tổ chức và cá nhân”.
Pháp luật
Việt Nam cho phép được tự do ngôn luận, tự do báo chí, nhưng là tự do trong
khuôn khổ của pháp luật cho phép, không thể cứ thích nói gì, viết gì cũng được.
Hôm nay ông Nghị Phước viết trên blog nói xấu một số đại biểu, biết đâu đến
ngày mai hứng chí ông ấy lại tiếp tục những lời lẽ hơn thế nữa, ông ấy lại nhắm
đến ai chúng ta làm sao hiểu được. Vì vậy, cũng nên xem xét lại tư cách đại biểu của một ông nghị như vậy,
không thể cứ để một vị đại diện cho quyền lợi của nhân dân nhưng không đủ tư
cách đạo đức như thế. Dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám phản biện xã hội là cần
thiết nhưng không phải là việc làm như vừa qua của nghị Phước.
.
Một đại biểu của nhân dân, đại diện cho dân tộc tham gia đưa ra quyết sách cho đất nước lại có những hành vi ngược với đạo đức nhân dân như thế? Dẫu biết rằng đại biểu cũng là người không hoàn hảo được, tuy nhiên đây là bộ mặt quốc gia của dân tộc, tự do ngôn luận nhưng không vì thế mà xâm phạm quyền người khác!
Trả lờiXóakhông thể nào chấp nhận được những việc làm của ông đại biểu này.một người đại diện cho nhân dân,được người dân tin tưởng giao cho trọng trách như vậy mà lại có thể đi lợi dụng tự do ngôn luận tự do báo chí mà viết bài nói xấu người khác như vậy.cần phải xem lại tư cách của ông này mới được.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa"Học ăn học nói học gói học mở" từ xa xưa các bậc ông cha ta đã thấy đươc tầm quan trọng của lời nói, cách giao tiếp hằng ngày rồi. Xã hội bây giờ việc giao tiếp lại càng quan trọng hơn, nói gì, nói như thế nào, nói ở đâu lúc nào? đều tùy thuộc vào đối tượng mà mình cần nói, tất cả đều phải học, phải trải nghiệm ngoài thực tế để đúc rút ra bài học cho riêng mình.
Trả lờiXóaNói có sách, mách có chứng, chứ không phải đưa ra tùy tiện được.
Trả lờiXóa