Tử Trầm Sơn
Với chủ đề “Đối tác trách nhiệm vì
tăng trưởng và an ninh bền vững”, Hội nghị Cấp cao ASEM 10 đã chính thức Khai mạc
vào chiều 16/10/2014 (giờ địa phương) tại Trung tâm Hội nghị của Thành phố
Milan, Italy. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo cấp cao của 53 thành viên Diễn đàn hợp
tác Á-Âu (ASEM), gồm 21 quốc gia châu Á, 30 quốc gia châu Âu và Liên minh châu
Âu (EU) cùng Ban Thư ký ASEAN. Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam do Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tham dự Hội nghị.
Cũng trong Hội nghị này, vấn đề liên
quan đến những căng thẳng tại khu vực Biển Đông đã được đưa ra. Đây cũng là vấn
đề mà nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới hết sức quan tâm, nhất là sau những
hành động “làm gia tăng căng thẳng” của Trung Quốc. Thực tế cho thấy, Trung Quốc
đã có những lo ngại nhất định khi vấn đề liên quan đến những tranh chấp ở Biển
Đông được đưa ra tại Hội nghị này. Nhiều thông tin tiết lộ rằng, Trung Quốc
đang dùng sức ép từ một nước lớn cùng những lợi ích khác để mua chuộc các quốc
gia tham dự Hội nghị này.
Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến
tranh chấp tại khu vực Biển Đông của đã được nêu ra. Ngày 15/10, Thủ tướng Đức
Angela Merkel cho biết sẽ thúc đẩy giải pháp cho tranh chấp hàng hải trên biển
Đông tại hội nghị cấp cao ASEM. 'Đức có lợi ích trong các kênh vận chuyển tàu
biển được tự do tiếp cận và những khu vực không có căng thẳng', báo Phil Star dẫn
lời bà Merkel nói trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Thủ
đô Berlin.
Trong Hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng cũng cho biết: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Việt Nam luôn kiên
định và nhất quán cùng các thành viên ASEAN và cộng đồng quốc tế, trong đó có
các thành viên ASEM, thúc đẩy đối thoại và thực hiện mọi nỗ lực, phù hợp với luật
pháp quốc tế, nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải,
hàng không và cùng hợp tác phát triển ở Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.
Tại phiên họp, Thủ tướng cũng tuyên bố rằng: Phải kiềm chế, không đe dọa hoặc sử
dụng vũ lực, không để tái diễn các hành động gây căng thẳng, giải quyết các
tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có
Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đồng thời, thực hiện nghiêm
chỉnh và đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên (DOC) và cùng nhau xây dựng Bộ
Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét