Đơn tố cáo luật sư Triển của công ty ATS
Luật sư Trần Đình Triển -
Trưởng Văn phòng luật sư Vì dân, người vẫn được mọi người biết đến với những “cãi
vã”, scandal tai tiếng ngoài lề các vụ án hơn là những thành tích bào chữa cho
các thân chủ của mình. Từng bị khai trừ khỏi
Đoàn Luật sư Hà Nội vì một vụ scandal tai tiếng, đến việc bị tố là không đủ trình độ tối
thiểu để hành nghề luật sư khi ngang nhiên phán rằng, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường (Vụ án bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường làm chết bệnh nhân rồi
cùng nhân viên bảo vệ thẩm mĩ viện Cát Tường ở đường Giải Phóng, Hà Nội đem xác
nạn nhân vứt xuống sông nhằm phi tang gây bức xúc dư luận) phạm tội “vô ý giết người” và mới đây nhất, vị luật sự này
bị chính khách hàng thân quen của mình là Công ty Cổ phần Đầu tư ATS (gọi tắt
là Công ty ATS), trụ sở tại 252 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội,
gửi đơn đến Bộ Tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư Hà Nội,
Sở Tư pháp và cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Hà Nội (PC45), Báo Người cao tuổi, Năng lượng mới - Petrotimes tố cáo “Vi phạm đạo đức
luật sư và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế”.
Cụ thể, trong đơn tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng, báo Người cao tuổi, Năng lượng Mới - PetroTimes,
Tập đoàn Đầu tư ATS cho rằng ông Triển có hành vi lạm dụng sự tin tưởng, tín
nhiệm của công ty rồi chiếm đoạt số tiền lớn và trốn thuế. Tác giả xin đưa lại nội dung được đăng tải công khai
trên báo Người cao tuổi và báo Năng lượng Mới - PetroTimes.
Vào năm 2012, Công ty
ATS và văn phòng Luật sư (VPLS) Vì Dân có thương thảo 25 Hợp đồng dịch vụ pháp
lý để văn phòng luật sư hỗ trợ pháp lý cho công ty trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh. Trong nội dung Dự thảo các Hợp đồng dịch vụ pháp lý có quy định về
phương thức tính giá trị hợp đồng và được thanh toán làm 2 lần. Lần 1: Công ty
ATS tạm ứng cho VPLS Vì Dân một khoản tiền cố định vào tài khoản của VPLS trong
thời hạn 07 ngày kể từ khi ký kết hợp đồng. Lần 2: Thanh toán toàn bộ hợp đồng
khi kết thúc vụ việc.
Trong khi chưa kí Hợp đồng
dịch vụ chính thức, VPLS Vì Dân đã thực hiện (chưa kết thúc) công việc của 6/25
Hợp đồng dịch vụ pháp lí đang thương thảo. Theo 6 Dự thảo hợp đồng này, số tiền
tạm ứng mà Công ty ATS phải thanh toán là 250 triệu đồng. Song vì luật sư Trần Đình Triển
trình bày hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn về kinh tế khi vợ chồng phải phân
chia tài sản li hôn và đề nghị công ty ATS chuyển cho 300 triệu đồng tiền tạm ứng
phí dịch vụ pháp lý. Yêu cầu này được công ty ATS chấp thuận.
Luật sư Trần Đình Triển
Ngày 12/10/2012, ông
Nguyễn Hữu Sinh - Phó Giám đốc Công ty ATS đã thực hiện thanh toán tiền tạm ứng
phí dịch vụ cho luật sư Triển bằng phương thức chuyển khoản ngân hàng. Trong
biên lai chuyển tiền có ghi rõ là phí dịch vụ pháp lý theo hợp đồng.
Cùng ngày 12/10/2012,
luật sư Triển gợi ý vay thêm 01 tỉ đồng từ bà Nguyễn Thị Thoa - Giám đốc công
ty ATS. Bà Thoa đồng ý và giao cho ông Nguyễn Hữu Sinh sử dụng nguồn tiền của
công ty chuyển cho ông Triển. Phiếu chuyển 1 tỉ đồng ngày 12/10/2012 cho VPLS
Vì Dân, chứng từ giấy nộp tiền ghi rõ: “Chuyển tiền cho anh Triển vay theo yêu
cầu của bà Thoa”. Khi
ông Triển không đáp ứng được yêu cầu dịch vụ pháp lý của một số vụ việc, lại
yêu cầu Công ty ATS thanh toán tiếp tiền tạm ứng dịch vụ đối với các hợp đồng
còn lại, Công ty ATS không chấp nhận yêu cầu này và đề nghị ngừng cung cấp dịch
vụ. Hai bên tiến hành bàn giao tài liệu,
hồ sơ để trả về Công ty ATS. Đại diện gia đình bà Thoa và Công ty ATS nhiều lần
yêu cầu ông Triển hoàn trả 1 tỉ đồng (vay cá nhân bà Thoa), nhưng ông Triển từ
chối, luôn lấy ra lí do, số tiền ông Triển nhận được là phí dịch vụ… Tổng số tiền ông Triển nhận được từ
Công ty ATS chuyển khoản 1,3 tỉ đồng, vậy ông Triển căn cứ vào điều khoản nào của
hợp đồng để hưởng lợi số tiền này?
Như vậy, theo đơn tố cáo của công ty ATS, tổng số tiền ông Triển nhận được
từ công ty ATS là 1,3 tỉ đồng. Những thông tin này cụ thể như thế nào phải cần
có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng mới khẳng định được tính chân thực của
nó. Tuy nhiên, nhìn vào bảng thành tích những “cãi vã”, scandal ở hậu trường
các vụ án có thể thấy rằng, vị trưởng văn phòng có cái tên gọi rất đáng ngưỡng
mộ “Vì dân” này thực sự không như người ta vẫn nghĩ. Không ai dám khẳng định rằng,
luật sư Trần Đình Triển là người không có tài, bởi nếu không có tài chắc ông
cũng không thể được bầu vào cái chức Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư cho ông không
phải là dân luật “xịn”. Tuy nhiên, giữa tài năng và đức độ, đạo đức nghề nghiệp
phải luôn song hành thì con người đó mới có thể đứng vững trong cái nghiệp của
mình. Điều đó, với luật sư Trần Đình Triển bây giờ là người hiểu rõ hơn ai hết.
Lâm Trấn
Luật sư Trần Đình Triển nếu bị tố cáo như thế này thì cơ quan điều tra phải điều tra thôi, đầu tiên điều tra để làm rõ trắng đen vì chiếm đoạt tài sản là vi phạm luật hình sự rồi thứ hai nữa để cảnh báo là đạo đức nghề nghiệp của người làm luật sự, luật sư là đem lại sự công bằng đừng vì tiền mà đánh đổi tất cả
Trả lờiXóađạo đức nghề nghiệp là cái cần phải nói đến, không chỉ vụ việc này mà ở nước ta đã xuất hiện nhiều vụ việc khác, còn nhớ kết quả xét nghiệm ở bệnh viện Bạch mai vừa rồi rồi vụ án Cát tường nữa, có thể nói vấn đề này cần phải có cách để khắc phục không thể để thế này được
Trả lờiXóaVậy là giong điệu "Vì dân" của Triển đã bị lật tẩy rồi nhé, lần này thì không những bị ảnh hưởng đến uy tín mà khéo còn bị gặp rắc rối với pháp luật ấy chứ
Trả lờiXóaVăn phòng luật hồ chí minh
Trả lờiXóa