Người dân Scotland trước giờ phút quan trọng
Ngày 18/9 tới đây, nếu cử tri Scotland bỏ phiếu thuận
trong cuộc trưng cầu dân ý thì xứ này sẽ tách khỏi Vương quốc Anh sau 307 năm
sáp nhập. Scotland là
một quốc gia thuộc Vương quốc An, chiếm 1/3 diện tích phía bắc của đảo Anh, có
biên giới với Anh ở phía nam, Đại
Tây Dương bao quanh các mặt còn lại.
Ngoài phần đại lục trên đảo Anh, quốc gia này còn có hơn 790 đảo, trong đó có quần đảo Phương Bắc và
Hebrides.
Trong thời kỳ đầu, Scotland xuất hiện với vị thế một quốc gia độc
lập có chủ quyền. Vào năm 1707, Scotland tham gia một liên minh chính trị với
Anh để hình thành một Vương quốc Đại Anh. Từ đó cho đến nay, Scotland là một quốc
gia thuộc Vương quốc Anh. Mặc
dù sáp nhập vào Vương quốc Anh kể từ năm 1707, nhưng trên thực tế, Scotland vẫn
giữ sự độc lập về hệ thống pháp luật, giáo dục và bản sắc văn hóa riêng. Quốc
gia này được hưởng nhiều quyền tự trị rộng rãi, đặc biệt trong các lĩnh vực như
y tế, giáo dục…
Trước khả năng Scotland
sẽ tách khỏi Vương quốc Anh sau cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 18/9 tới đây,
ngày 10/9, lãnh đạo 3 đảng chính của Vương quốc Anh đã tức tốc đến Scotland để
đẩy mạnh chiến dịch thuyết phục cử tri Scotland không chia cắt “mối tình” kéo
dài 307 năm qua. Thủ tướng Anh, David Cameron đã để lộ nhiều cảm xúc khi thúc
giục người Scotland bỏ phiếu chống trong cuộc trưng cầu ý dân, kèm theo lời đe
dọa “nếu Scotland rời khỏi liên minh với Anh thì sẽ không bao giờ có cơ hội
quay lại”. Thực tế đó chỉ là tuyên bố của Thủ tướng Anh nhằm kéo vãn tình hình,
đồng thời cũng để giữ chiếc ghế của mình mà thôi bởi nếu phe ủng hộ ly khai thắng, ông
David Cameron sẽ không còn cách lựa chọn nào khác là từ chức. Và tên ông sẽ lưu
lại lịch sử như là người đã để cho khối Liên hiệp Anh bị biến mất.
Ở chiều ngược lại, người đứng đầu chính quyền Scotland Alex
Salmond gọi cuộc chạy đua với thời gian của nhà lãnh đạo Anh là một dấu hiệu
hoảng loạn và chỉ khiến người Scotland thêm quyết tâm giành độc lập. Trong nỗ
lực tìm kiếm sự ủng hộ của cử tri, ông Salmond và các đồng minh cho rằng một
Scotland độc lập sẽ trở nên thịnh vượng và dân chủ hơn, đồng thời đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của cuộc sống người dân.
Một vấn đề đặt ra đó là, nếu Scotland ly khai khỏi Vương
quốc Anh thì những vùng khác như xứ Wales hay Bắc Ireland cũng sẽ đòi độc lập.
Và nguy hại hơn là làn sóng ly khai sẽ lan sang cả các nước khác ở châu Âu và
một số khu vực trên thế giới. Các phong trào đòi độc lập từ Catalonia tại Tây
Ban Nha, Quebec ở Canada, Corsica ở Pháp, Flandre của Bỉ, Kurdistan ở Iraq cũng
như nhiều phong trào ly khai ở châu Âu khác đều đang bám sát mọi diễn biến từ
Scotland nhằm lên tiếng đòi thoát khỏi các chính quyền trung ương. Ở Trung
Quốc, trước những những diễn biến phức tạp tại khu tự trị Tân Cương ở phía Tây
Trung Quốc, Bắc Kinh đang phát động chiến dịch an ninh lớn nhằm trấn áp các phần
tử ly khai Duy Ngô Nhĩ. Tương tự, làn sóng phản đối ở Tây Tạng cũng làm Bắc
Kinh vất vả đối phó. Trong trường hợp Đài Loan, Bắc Kinh tuyên bố có quyền sử
dụng vũ lực nếu cư dân hòn đảo tuyên bố độc lập.
Nam
Phong
đầu tiên nếu mà Scotland ly khai khỏi liên hiệp Anh thì trước hết nó sẻ ảnh hưởng đến khối đoàn kết kéo dài rất nhiều năm này và có thể nguy cơ và sự tan rã của liên hiệp anh, đó chỉ là cái đầu cái thứ 2 đó là vương quốc anh sẽ mất đi những nguồn lợi từ Scotland, nơi đó có những nguồn lợi vô cùng lớn, và nó có thể giúp ích cho sự phát triển của vương quốc anh
Trả lờiXóa