Cảnh trong phim "Sống cùng lịch sử"
Trong
những ngày qua một đề tài đang được dư luận khá quan tâm và được các phương tiện
truyền thông đề cập khá nhiều là việc bộ phim “Sống cùng lịch sử” của đạo diễn
Nguyễn Thanh Vân, tiêu tốn khoảng 21 tỉ đồng nhưng không bán được vé tại các rạp
chiếu. Truyền thông bắt đầu khai thác dưới các góc độ khác nhau như, vì sao bộ
phim lại ế khách?; đạo diễn nói gì khi bộ phim không thu hút được người xem?...
Đó là những câu chuyện hết sức đời thường, bởi vì khi một điều gì đó được quan
tâm, được đầu tư nhưng không thành công thì khi đó ngay lập tức sẽ bị xoi mói.
Tôi chỉ tiếc rằng, nếu như khâu quảng cáo, tiếp thị cho bộ phim cũng rầm rộ như
khi nó được công chiếu mà không bán được vé thì có lẽ nó đã không phải nhận một
kết cục như vậy. Tuy nhiên, thật sự tôi cảm thấy rất đáng buồn khi đã có một số
kẻ lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc lịch sử.
Trên
một số trang web, blog như “dân làm báo”, “bauxite Việt Nam”, “BBC tiếng Việt”,
“RFA tiếng Việt”… liền cho đăng tải các thông tin, bài viết xuyên tạc, hướng
lái dư luận đi theo hướng khác. Nào là, “không muốn Sống cùng lịch sử” (dân làm
báo), “vì sao giới trẻ Việt Nam không đón nhận phim sống cùng lịch sử?” (RFA tiếng
Việt), “Phim ca ngợi tướng Giáp huỷ chiếu vì “ế” (BBC tiếng Việt)…
Đã
có nhiều bài viết, nhiều ý kiến phân tích, đánh giá, mổ xẻ nguyên nhân vì sao bộ
phim “sống cùng lịch sử” không thu hút được khách, bị “ế” nhưng với tôi, một bộ
phim không hay thì không mọi người không thích xem. Đơn giản chỉ có vậy, không
hay ở đây được hiểu là không hay ở kịch bản, không hay ở cách diễn xuất, không
hay ở cách quảng bá… Bộ phim “Sống cùng lịch sử” là một bộ phim được công chiếu
nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, là một bộ phim về lịch sử
nhưng những người làm phim đã không chuyển tải được những thông điệp lịch sử, gợi
lại lịch sử một cách sống động nên đã không thu hút được khán giả. Một người đã
từng xem hết bộ phim này nói, “Xem xong bộ phim, so sánh với những lời ca ngợi bộ phim
tôi chợt cảm thấy tiếc nuối cho những người đã đặt niềm tin vào ê-kíp làm phim.
Có lẽ đạo diễn Nguyễn Thanh Vân đã quá tham lam khi muốn chuyển tải quá nhiều nội
dung vào cùng một bộ phim: vừa muốn đả kích quân Pháp tàn ác; vừa tái hiện lại
giai đoạn lịch sử “năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”;
vừa muốn ca ngợi các tấm gương anh dũng hi sinh của Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn,
Phan Đình Giót…; vừa muốn thay đổi nhận thức của giới trẻ (nhất là nhân vật
Tùng) về chiến thắng Điện Biên, hướng họ đến lý tưởng sống cao đẹp; lại muốn thể
hiện tầm vóc lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chính sự tham lam, ôm đồm đó
đã khiến bộ phim như những “lát cắt lịch sử” được chắp vá một cách vụng về,
khiên cưỡng”.
Bên cạnh đó, theo tôi chính khâu quảng bá, tiếp thị kém cũng là
một nguyên nhân làm cho bộ phim ế khách. Bộ phim “Sống cùng lịch sử”,
có tổng đầu tư 21 tỉ đồng nhưng chỉ dành 50 triệu đồng cho các hoạt động quảng
bá phim: treo banner, in poster, họp báo, quảng cáo trên các phương tiện truyền
thông... Một bộ phim dù là đặt hàng, được Nhà nước tài trợ nhưng không được
quảng bá rộng rãi, ra rạp theo kiểu chiếu cho có, phim lỗ cũng "chẳng chết
ai". Chính vì tư duy kiểu bao cấp như vậy mà rất nhiều bộ phim dù được Nhà
nước rót hàng tỉ, thậm chí vài chục tỉ đồng như “Sống cùng lịch sử” đều không
đến được với khán giả.
Đó là lý do giải thích
tại sao “Sống cùng lịch sử” được đầu tư với số tiền không phải là nhỏ nhưng lại
ế khách. Đơn giản chỉ có vậy. Thế nhưng dưới con mắt của một số người, nhất là
những người lâu nay vốn được biết đến với tư cách là các nhà “zân chủ” thì nó
lại chuyển thành một câu chuyện hoàn toàn khác. Đúng là, không quá khi nói
rằng, xuyên tạc chính là nghề của các nhà “zân chủ” Việt Nam.
Bọn rận chủ thì cái gì mà chúng chẳng xuyên tạc, phê phán được. Chúng đâu có cần tìm hiểu cụ thể thế nào đâu, chúng chỉ biết xu lông như những con Nhím khi có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến "nhà nước" thôi.
Trả lờiXóaGiờ tôi mới biết có chiếu những bộ phim có tên như vậy. Một thất bại hiển nhiên khi không Marketing
Trả lờiXóaĐúng là hết cái để nói với bọn rận chủ này. Đến bộ phim mà chúng cũng có thể xuyên tạc cho nó có "tí chính trị" được. Đúng là bọn rận, giòi bọ trong xã hội.
Trả lờiXóaKhi muốn xem xét, đánh giá những sự kiện, vấn đề diễn ra trong quá khứ, nhất là những sự kiện, vấn đề ấy liên quan đến vận mệnh quốc gia dân tộc, liên quan đến lịch sử chiến đấu đau thương mà hào hùng của cả một quân đội cách mạng và một cộng đồng dân tộc vì phẩm giá, lương tâm của thời đại thì không được phép hời hợt, phiến diện, lại càng không được phép đánh tráo khái niệm theo kiểu “mập mờ đánh lận con đen”.
Trả lờiXóa