Người
Thủ Thư
Từ lâu trong lịch sử loài người, tôn
giáo đã trở thành một yếu tố tinh thần không thể thiếu của một bộ phận quần
chúng nhân dân. Trên thế giới có rất nhiều tôn giáo khác nhau, có tôn giáo độc
thần, có tôn giáo đa thần. Xét về bản chất, các tôn giáo chân chính đều luôn hướng
con người đến cái thiện. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau, trên thế giới đã
từng xảy ra các cuộc xung đột hay chiến tranh có yếu tố tôn giáo. Mỗi tôn giáo đều
có lịch sử phát triển khác nhau, nhưng lại có nhiều điểm tương đồng nhau về mặt
giáo lý và cách thực hành nghi lễ...Cộng đồng những người theo các tôn giáo
khác nhau hiện nay chiếm một số lượng rất lớn trong dân số thế giới. Thế giới ước
tính, hiện có 500.000 tôn giáo đang tồn tại. Trong 7,2 tỉ dân trên trái đất, có
85% là những người theo đạo. Cũng chính vì vậy, đã từ lâu nhiều quốc gia trên
thế giới đều luôn mong muốn và hướng tới sự hòa bình, đoàn kết cùng tồn tại và
phát triển giữa các tôn giáo.
Mới đây, ngày Ngày 20 tháng 9 năm
2014, tại Hàn Quốc, lần đầu tiên Hội nghị thượng đỉnh liên minh tôn giáo vì hòa
bình thế giới đã được tổ chức tại Hàn Quốc, thu hút khoảng 1.500 lãnh đạo thuộc
các tôn giáo trên toàn thế giới. Sự kiện này đánh dấu bước quan trọng trong quá
trình hoạt động của các tôn giáo cũng như lịch sử của thế giới vì một thế giới
hòa bình. Tuy nhiên, lịch sử và hiện tại cũng đánh dấu những tiêu cực từ tôn
giáo; đó là việc lợi dụng yếu tố tôn giáo để thực hiện những âm mưu đen tối; sự
cực đoan của nhiều hệ phái tôn giáo… Như chúng ta đang thấy rất rõ thời gian gần
đây, cả thế giới đang đặc biệt quan tâm và bức xúc trước những hành động cực
đoan, dã man của những phần tử cực đoan tự xưng là “Nhà nước Hồi giáo”. Những
hành động đó chỉ là ví dụ rất điển hình, minh chứng cho những tội ác được con
người ta gây ra dưới cái danh lợi dụng tôn giáo. Những yếu tố tiêu cực đó không
chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sự hoạt động và danh tiếng của các tôn giáo; mà
cùng với những yếu tố ảnh hưởng tới hòa bình thế giới đã đặt đặt vai trò của
các tôn giáo đối với thế giới cần được nâng lên một bước. Chính vì vậy, tiền đề
cho vai trò đó được thể hiện qua hội nghị giữa các tôn giáo được tổ chức tại
Hàn Quốc ngày hôm nay.
Tại hội nghị này, Bà Nam Hee Kim, đồng
chủ tịch của tổ chức này cũng phát biểu: “Thế giới này là của tất cả chúng ta, hòa bình phải được thiết lập tại nhân gian. Chiến tranh là hủy diệt,hòa bình là bảo vệ trẻ em và thế hệ trẻ! Tôi chỉ là chứng nhân của tổ chức này! Hội Nghị
này là một biểu hiện vì hòa bình. Tất cả mọi chuẩn bị và mọi người nơi đây cũng
đều nói lên hòa bình. Ước mơ về hòa bình là một nhu cầu và một ước ao đối với tất
cả mọi người, mọi gia đình.
Có nhiều người làm cách này hay cách nọ để giải quyết
vấn đề chiến tranh, chấm dứt hòa bình, nhưng không có cách nào hơn. Cách tốt nhất
là mọi người phải thực hiện ý nghĩa hòa bình ngay nơi chính bản thân họ và gia
đình, ngay đây và bây giờ. Chiến tranh chẳng giải quyết gì cho hòa bình thế giới.
Tất cả Tôn giáo trên thế giới và văn
hóa có thể cầu nguyện và thực hiện được. Những thế hệ trẻ cũng có thể làm được
vì họ là thế hệ kế thừa của mỗi quốc gia. Tại sao chúng ta lại bắt thế hệ trẻ
chịu nhiều hậu quả chiến tranh? Tất cả mọi người ngày hôm nay đều tự hứa sẽ thiết
lập hòa bình tại đây!”
Tuy nhiên, cần nhìn nhận một thực tế
rằng các tôn giáo không phải là các nhà nước độc lập, cho nên những gì được nêu
ra trong Hội nghị không có sự ràng buộc cao; chính vì vậy người ta kỳ vọng nhiều
vào vai trò của Liên Hợp quốc trong việc gắn kết các tôn giáo và phát huy vai
trò to lớn của các tôn giáo trong việc duy trì hòa bình thế giới. Cần có nhiều
thêm những Hội nghị như vậy; khuyến khích thêm nhiều các tôn giáo khác trên thế
giới tham gia để tầm ảnh hưởng của Hội nghị ngày càng được mở rộng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét