Lý Thường Kiệt chỉ huy đánh trận Ung Châu
Nhà Lý bắt đầu khi vua
Lý Thái Tổ lên ngôi tháng 10 âm lịch năm 1009, sau khi giành được quyền lực từ
tay nhà Tiền Lê, trải qua 9 triều vua và chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi nhường ngôi
cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 -
tổng cộng là 216 năm. Trong thời đại của vương triều này, lần đầu tiên nhà Lý
đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn hai trăm năm, khác với
các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm, ngoài ra nhà Lý còn bảo
toàn và mở rộng lãnh thổ của mình. Ở thời ký nhà Lý có không ít những sự kiện
đáng nhớ của lịch sử Việt Nam,
như: việc dời đô từ Hoa Lư về thành Đại
La-Thăng Long; quốc hiệu Đại Việt ra đời; Văn
Miếu và Quốc Tử Giám biểu tượng của văn hiến Việt Nam, được xây dựng… trong đó,
không thể không nhắc tới những di sản được xem là nghệ thuật quân sự trong quan
hệ bang giao của nhà Lý với các quốc gia láng giềng.
Thời nhà Lý, việc bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ và độc lập, tự chủ của dân tộc được quan tâm thường xuyên.
Trước mưu toan mở rộng lãnh thổ của nhà Tống, triều đình nhà Lý luôn cảnh giác
với nguy cơ xâm lược từ phương bắc. Nhà Lý kiên trì thực hiện chính sách đối
ngoại mềm dẻo bằng việc chủ động cử sứ giả sang Tống cầu phong vương, xin kinh
Đại tạng, chấp nhận cống nạp và là phiên thần. Ngoài bang giao chính thức thông
qua các sứ bộ, còn có các giao dịch khác, nhất là hoạt động buôn bán, trao đổi
ở khu vực biên giới.
Trong quan hệ với Chiêm Thành, năm
1011, sau khi vua Lý Thái Tổ lên
ngôi vua thì Chiêm Thành chịu
cống, nhưng chỉ được ít năm. Hè năm1043, Chiêm Thành lại cho quân tới quấy phá ở
ven biển. Năm 1044, vua Thái Tông thân chinh vào Chiêm quốc, bắt chúa Sạ Đẩu.
Vua Thái Tông hạ lệnh cấm không được giết người Chiêm Thành, ai làm trái sẽ trị
tội. Từ đấy Chiêm Thành chịu thần phục nhà Lý.
Với
nhà Tống, nhà Lý chủ trương ngoại giao hoà hiếu để tránh việc nhà Tống xâm chiếm
Đại Việt, giữ yên bờ cõi. Điển
hình là khi đấu tranh ngoại giao để đòi lại đất Quảng
Nguyên, Tô Mậu, năm 1078, Lý Nhân Tông đã sai Đào Tống Nguyên đem biếu nhà Tống
5 con voi thuần. Đáp lại thịnh tình này, “năm 1079 nhà Tống đem Thuận Châu trả
cho nhà Lý” (nhà Tống đổi tên Quảng Nguyên thành Thuận Châu). Theo đó, năm
1081, Lý Nhân Tông trả cho nhà Tống số dân và lính bị bắt. Năm 1084, Lý Nhân
Tông “sai lang bộ binh Lê Văn Thịnh đến trại Vĩnh Bình cùng người Tống bàn việc
cương giới. Định biên giới, nhà Tống trả lại cho ta 6 huyện 3 động”. Với sự
kiện này, người Tống cho rằng, vì tham voi Giao Chỉ mà nhà Tống bỏ mất
vàng Quảng Nguyên.
Nhờ việc kết hợp giữa
phát huy sức mạnh nội tại với chiến lược ngoại giao khôn khéo, mối quan hệ giữa
nhà Lý và nhà Tống bớt căng thẳng hơn và nhà Tống phải từ bỏ ý định xâm chiếm
Đại Việt. Với các quốc gia láng giềng khác, nhà Lý đã thể hiện được sức mạnh
của mình, buộc họ phải thuần phục Đại Việt, không còn quấy nhiễu vùng biên,
giúp Đại Việt bình yên vững bền.
Nam Phong
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét