Hai cựu thủ lĩnh Khmer đỏ bị kết án chung thân
Ngày hôm nay 7/8, sau
hơn 3 thập kỷ, một tòa án tại Campuchia do
Liên Hợp Quốc bảo trợ vừa ra phát quyết kết án tù chung thân đối với hai cựu
lãnh đạo Khmer đỏ còn sống sót là Nuon Chea, 88 tuổi và Khieu Samphan, 83 tuổi về
tội ác diệt chủng. 35 năm đã trôi qua song người dân Campuchia và cả thế giới vẫn
bị ám ảnh bởi sự dã man, tàn ác của một chế độ đã xóa sổ gần một phần tư dân số
do bị chết đói, tra tấn và làm việc quá sức ở Campuchia.
Như đã biết, Khmer đỏ là một tập đoàn giết người ghê rợn
nhất thế giới, dưới thời của chúng đã có khoảng 2,3 triệu người dân Campuchia
bị giết và biến quốc gia này thành địa ngục trần gian. Không những thế, chúng còn
xuyên tạc lịch sử, huy động hàng chục sư đoàn chủ lực và nhiều trung đoàn địa
phương tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm biên giới Tây-Nam của Việt Nam. Đi
đến đâu, chúng tàn phá làng mạc, giết hại dã man người dân không từ một ai kể
cả người già và trẻ em. Tội ác của chúng là không thể dung tha. Tuy nhiên, một
câu hỏi đặt ra là tại sao Khmer đỏ, một tổ chức chính trị cầm quyền tại
Campuchia giai đoạn 1975 - 1979 lại có thể tiến hành các hành động man rợ như
vậy? Lực lượng nào đứng sau hậu thuẫn cho Khmer đỏ?
Có thể
nói, chính quyền Mỹ có vai trò rất quan trọng, họ không chỉ ủng hộ cho lực lượng
Khmer đỏ ở Liên hợp quốc mà còn tài trợ tiền bạc, vũ khí, tình báo từ vệ tinh
và nuôi dưỡng tàn quân của Khmer đỏ đóng trên đất Thái trong suốt 10 năm từ
1980-1990 chờ cho lực lượng này lớn mạnh để phản công Việt Nam dành lại
Campuchia. Chỉ riêng giai đoạn 1980-1986, Mỹ đã cung ứng cho tàn quân này 85
triệu USD. Tuy nhiên, nói đến Mỹ mà không không nói Trung Quốc là một thiếu xót.
Từ
tháng 4/1975 đến tháng 1/1979, Trung Quốc là đối tác bên ngoài chính yếu của
chính phủ Khmer đỏ. Sau chiến thắng vào tháng 4/1975, các nhà lãnh đạo Khmer đỏ
đã gần như tự động tìm đến Trung Quốc và hắt hủi phương Tây. Ngay sau khi tiến
vào Phnom Penh, quân Khmer đỏ đã đổ về đại sứ quán Liên Xô, bắt trói các nhà
ngoại giao Xô-viết và dồn tống họ vào đại sứ quán Pháp để trục xuất về nước
cùng các vị khách phương Tây không còn được chào đón khác.
Vào
ngày 19/4, Ieng Sary đã công du đến Bắc Kinh và đàm phán với Trung Quốc về một
thỏa thuận cung cấp 13.300 tấn vũ khí và sẽ vận chuyển chúng qua cảng Kampong
Saom. Bốn ngày sau, ông ta trở lại Phnom Penh cùng một nhóm quan chức và chuyên
viên kỹ thuật người Trung Quốc, đem theo các thiết bị liên lạc và những trang bị
tối cần thiết cho việc thiết lập một chính phủ mới. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng
luôn giành sự ủng hộ hầu như toàn bộ nhân nhượng về các vấn đề đối ngoại cho
chính quyền Khmer đỏ.
Vào
tháng 2/1976, Wang Shanrong quay lại Phnom Penh và ký kết một thoả thuận viện
trợ quân sự sâu rộng hơn mà Khmer đỏ đã khởi động đàm phán với Đặng Tiểu Bình từ
tháng 6/1975. Theo như một tài liệu được đưa ra tại phiên tòa năm 1979, Wang đã
thông báo với bộ trưởng quốc phòng của Campuchia là Son Sen rằng Trung Quốc có
kế hoạch cung cấp 320 cố vấn quân sự; thiết bị radar, pháo phòng không, và một
sân bay quân sự; bốn tàu hộ tống và tàu phóng ngư lôi; và thiết bị cho một
trung đoàn tăng thiết giáp, trung đoàn thông tin, ba trung đoàn pháo binh dã
chiến, và một tiểu đoàn cầu phao cho quân đội… Với những hậu thuẫn lớn về mặt
vũ khí, lương thực và cả ngoại giao, Trung Quốc đã biến Khmer đỏ trở thành một
lực lượng chính trị có thế lực lớn tại Campuchia lúc bấy giờ.
Đằng sau sự hậu thuẫn của Trung Quốc cho lực lượng Khmer đỏ
là cả một âm mưu thâm độc của chính quyền Trung Quốc. Trong bối cảnh quan hệ
giữa Trung Quốc với Liên xô vẫn ở giai đoạn căng thẳng, họ muốn lôi kéo Việt
Nam chống Liên xô nhưng bất thành, vì vậy họ muốn nuôi dưỡng, hậu thuẫn lực
lượng này để chống phá Việt Nam. Sau khi, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp
cùng nước bạn Campuchia tấn công tiêu diệt nạn diệt chủng Khmer đỏ, ngay lập
tức họ đã phát động cuộc chiến tranh Biên giới với Việt Nam năm 1979 để bảo vệ
cho lực lượng này nhưng bị thất bại. Điều đó một lần nữa cho chúng ta thấy,
Trung Quốc sẽ không từ bỏ bất cứ một thủ đoạn nào, sẵn sàng làm bất cứ việc gì
dù là bẩn thỉu nhất để đạt được tham vọng của mình.
Việt Nguyễn
TQ đã tiếp tay cho tội ác diệt chủng Khmer đỏ là một điều không thể phủ nhận, chính vì thế mà khi chúng ta giúp nhân dân Cam-pu-chia giải phóng, TQ đã tấn công chúng ta ở biên giới phía Bắc, TQ nên thấy tự hổ thẹn cho những tội ác gián tiếp mà mình đã gây ra với nhân dân Cam-pu-chia.
Trả lờiXóa