 |
Học sinh tìm hiểu về chủ quyền biển đảo. |
Tử Trầm Sơn
Trên một số trang thông
tin mạng xã hội cho hay Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng vừa có văn bản yêu
cầu Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng biên
soạn tài liệu giảng dạy về quần đảo Hoàng Sa trong các trường học của thành phố
từ năm học 2014-2015. Tài liệu giảng dạy về quần đảo Hoàng Sa trong trường học
của Đà Nẵng năm học 2014-2015 dự kiến dày 100 trang đối với học sinh THPT và có
thể sẽ ít hơn một phần đối với học sinh THCS. Đây là các kiến thức mới, hoàn
thiện, bổ sung thêm những nội dung đã có trong sách giáo khoa. Ví dụ, như ở môn
địa, các em sẽ biết khái niệm “thế nào là vi phạm chủ quyền”, các bản đồ địa lý
chứng minh chủ quyền biển đảo Việt Nam...
Trước đó, ngày 10/7, phát
biểu tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 10 HĐND Thành phố Đà Nẵng, ông Trần Thọ, Bí
thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Đà Nẵng đã cho biết, năm học này, Sở
GD-ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy biên soạn tài liệu giảng dạy trong
các trường học về Hoàng Sa là của Thành phố Đà Nẵng. Vùng lãnh hải thiêng liêng
này đã bị Trung Quốc ngang nhiên chiếm đóng năm 1974. Ông Trần Thọ nói “Trung
Quốc họ có sách giáo khoa đưa vào nhà trường giảng dạy. Mình đây, Hoàng Sa của
Đà Nẵng nhưng trong sách giáo khoa không có, trong chương trình bồi dưỡng ngoại
khóa cũng không đề cập năm 1974 Trung Quốc ngang nhiên dùng vũ lực để chiếm
đóng Hoàng Sa từ đó đến bây giờ. Do đó, ngành giáo dục Thành phố cần phối hợp
với Ban Tuyên giáo Thành ủy làm việc đó!”. Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng cho
rằng: "Việc đưa các kiến thức về chủ quyền Hoàng Sa vào để cải tiến đề
thi, kỳ thi vừa rồi, Bộ Giáo dục cũng đã kịp thời đưa vào một số nội dung đáng
khích lệ. Thế nhưng, nếu cứ chờ sách giáo khoa đưa vào chương trình chính thức
thì hơi lâu. Vậy nên, trước mắt, cần phải có một tài liệu chung để hướng dẫn
học sinh hiểu rõ hơn về chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa của Đà Nẵng, nhất là
trong không khí thời sự này, qua đó, rút kinh nghiệm khi biên soạn sách giáo
khoa không bị vấp váp.
Việc Đà Nẵng đề nghị đưa
chủ quyền Hoàng Sa vào sách giáo khoa là một việc làm hết sức đúng đắn, phù hợp
với tình hình thực tiễn, đây không đơn thuần chỉ xuất phát từ ý thức mà còn có
lý do khách quan, rằng: Hoàng Sa là một bộ phận hành chính của Đà Nẵng, một
phần của lịch sử địa phương, chính điều này sẽ góp phần vào việc bảo vệ chủ
quyền, đồng thời giáo dục tinh thần hội nhập quốc tế và tinh thần hòa hiếu của
dân tộc Việt Nam.
Trước đó, văn phòng Chính
phủ cũng đã ký công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại
buổi làm việc với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam về việc đưa vấn đề biển Đông và
chủ quyền Việt Nam vào sách giáo khoa các cấp học. Thủ tướng đề nghị Hội Khoa
học lịch sử Việt Nam cần đề ra phương hướng và giải pháp đẩy mạnh sự phát triển
của hội gắn liền với sự phát triển của nền sử học nước nhà. Đồng thời, huy động
giới sử học cả nước tham gia biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam, là bộ sử chính
thống của đất nước và của dân tộc, trong đó tổng hợp những kết quả nghiên cứu
mới nhất về lịch sử.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
cũng đã giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Ban Tuyên giáo trung
ương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đưa vấn đề biển Đông và chủ quyền của
Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa các cấp
với nội dung, mức độ, phạm vi và hình thức phù hợp. Chúng ta có nhiều cơ sở về
mặt lịch sử và pháp lý quốc tế để khẳng định chủ quyền của hai quần đảo này. Vì
vậy, những kiến thức về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa gắn liền với những biến
động về “vấn đề Biển Đông” cần được cập nhật trong sách để khơi dậy tình yêu tổ
quốc, ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trong học sinh
Việt Nam.
Việc đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
vào sách giáo khoa để giáo dục cho học sinh và thế hệ trẻ là một việc làm hết
sức đúng đắn và cấp thiết, nhằm nâng cao nhận thức cho các thế hệ đời sau về
chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc, để thế hệ trẻ Việt Nam hiểu rằng các thế hệ
cha ông ta phải đổ biết bao mồ hôi, xương máu để làm nên hình hài của đất nước
hôm nay, để truyền lại cho con cháu, mỗi chúng ta tự hào về truyền thống anh
dũng đó và nguyện đời đời bảo vệ và giữ gìn mảnh đất thiêng liêng, máu thịt của
mình.
thiết nghĩ cần phải mở rộng mô hình này ra cả nước, không chỉ bó hẹp trong một địa phương hay một chủ đề Hoàng Sa, mà cần phải mở rộng hơn nữa ra cả biển đảo, để giới trẻ nhất là lớp học sinh, sinh viên có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về chủ quyền biển đảo quê hương từ đó giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Trả lờiXóacách làm này rất hay, chúng ta phải giáo dục giới trẻ ngay từ ban đầu về độc lập chủ quyền của Tổ quốc phải cho những người trẻ biết đâu là đúng đâu là sai tránh việc bị lợi dụng lôi kéo kích động và có những hành động sai trái, tôi nghĩ cách làm này không chỉ có ở đà nẵng mà nên cần nhân rộng ra nữa để cho cả nước ai ai cũng hiểu vể chủ quyền của Tổ quốc
Trả lờiXóađây mới chính là những hành động thiết thực và cần thiết trong công cuộc giáo dục về lịch sử dân tộc, về chủ quyền và lãnh thổ của tổ quốc, chúng ta cứ nói cao nói xa, chưa bằng chúng ta giáo dục lớp trẻ ngay từ ngồi trong ghế nhà trường để họ có thể nhận thức đúng đắn về chủ quyền của dân tộc, và từ đó có thể trách bị những kẻ xấu lợi dụng kích động
Trả lờiXóaHoàng sa là của Việt nam và nước ta có đủ bằng chứng để chứng minh điều này, nhưng hiện giờ trung quốc và nhiều thế lực thù địch khác lại ra sức tuyên truyền ngược lại, do đó vấn đề giáo dục cho giới trẻ trong nước về chủ quyền dân tộc là rất cần thiết, cách làm này cần phải được nhân rộng hơn nữa, không chỉ ở đà năng mà tất cả các vùng miền trong cả nước
Trả lờiXóatôi nghĩ việc đưa vấn đề biển đảo vào sách gióa khoa là một việc làm cần thiết, bởi lẽ chúng ta giáo dục lịch sử thì chúng ta cũng phải nói đến vấn đề chủ quyền của tổ quốc và vấn đề đang nóng lên không chỉ bây giờ mà từ khi giải phóng đến giờ là vấn đề biển đảo lại ít có trong sách giáo khoa. Do đó chúng ta cần phải nhân rộng mô hình này đi
Trả lờiXóađó là tín hiệu đáng mừng dành cho tất cả chúng ta,những việc làm của trung quốc trong thời gian qua là không thể nào chấp nhận được.chính vì thế mà chúng ta cần phải có những biện pháp để giáo dục và truyền đạt những chủ trương và chính sách của Đảng với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc Việt Nam dành cho học sinh.
Trả lờiXóavấn đề tranh chấp trên biển đông đang có những diễn biến hết sức phức tạp,trung quốc đang ngày càng ngang ngược,chính vì thế việc làm của thành phố Đà Nẵng là một việc làm cần thiết trong bối cảnh này,việc đưa hai quần đảo hoàng sa và trường sa vào trong sách giáo khoa không chỉ giúp cho học sinh có kiến thức vững chắc về chủ quyền biển đảo mà nó còn tạo ra lòng yêu nước lớn từ các em.
Trả lờiXóamột việc làm thể hiện chủ trương đúng đắn của Đảng nhà nước và chính quyền địa phương trong việc nâng cao khả năng hiểu biết và tăng cường lòng yêu nước của học sinh đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của dân tộc.chính vì thế đây là cách làm cần thiết của thành phố Đà Nẵng và nó cần được nhân rộng trong cả nước.
Trả lờiXóa