 |
Trung Quốc tuyên bố đưa tàu Khảo cổ Trung Quốc 01 hoạt động xung quanh Hoàng Sa của Việt Nam |
Kiều
Linh
Với âm
mưu thôn tính biển Đông, biến biển đông thành “ao nhà”, bất chấp sự phản đối
kịch liệt của các nước láng giềng cùng cộng đồng quốc tế, thời gian vừa qua
Trung Quốc liên tục có những hành động hiếu chiến, ngang ngược, ngang nhiên đưa
ra những tuyên bố phi lý để nhằm thực hiện tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển
Đông. Ngoài việc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm
lục địa của Việt Nam, họ còn ngang nhiên phát hành bản đồ “đường lưỡi bò” 10
đoạn mới thay cho bản đồ 9 đoạn trước đây; đồng thời gia tăng các hoạt động cải
tạo các bãi ngầm thành đảo nhân tạo, nhằm thay đổi nguyên trạng trên Biển Đông…
và hiện nay, để hợp thức hóa cái gọi là “con đường tơ lụa trên biển” cũng như
“bổ sung hồ sơ” đề nghị UNESCO công nhận “khái niệm về con đường tơ lụa kiểu
cách Trung Quốc” là di sản thế giới, Trung Quốc đã lên kế hoạch lập một cơ sở
khảo cổ dưới nước ở “cấp quốc gia”, một cơ sở làm việc và một viện bảo tàng
liên quan đến biển Đông. Mặc dù không có bất cứ bằng chứng rõ ràng nào, nhưng
giới chức Trung Quốc vẫn ngang nhiên tuyên bố nước này thường xuyên thực hiện
các cuộc khảo cổ xung quanh quần đảo Hoàng Sa và đang mở rộng công việc này về
phía nam xuống quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Thực chất của động thái này là
nhằm củng cố về cái gọi là tuyên bố chủ quyền phi lý của phía Trung Quốc đối
với biển Đông. Song song với kế hoạch này Trung Quốc cũng đang dùng mọi thủ
đoạn bao vây, phong tỏa các địa điểm khảo cổ tại các khu vực có tranh chấp trên
Biển Đông, bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt
Nam.
Đây
không phải lần đầu Trung Quốc có những tuyên bố phi lý, từ năm 2013, phía Trung
Quốc cũng đã bắt đầu đẩy mạnh củng cố cái gọi là quyền sở hữu hàng ngàn xác tàu
nằm trong khu vực đường lưỡi bò phi lý “liếm” trúng, theo tờ The Wall Street
Journal, Trung Quốc đã đào tạo hơn 100 chuyên gia, xây dựng ít nhất 3 viện bảo
tàng khảo cổ dưới nước và đầu tư hàng triệu USD cho các chương trình thăm dò để
chuẩn bị tiến hành cái gọi là “công tác khảo cổ” ở các vùng tranh chấp trên
biển Đông trong năm 2014.
Việc
phía Trung Quốc tuyên bố tiến hành khảo cổ dưới đáy biển, nhất là tại khu vực
Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam chính là chiêu trò mới của
Trung Quốc trong việc tìm kiếm các chứng cứ lịch sử, để tiến hành yêu cầu
UNESCO công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” là di sản văn hóa thế giới. Đây
thực chất là một thủ đoạn hết sức nguy hiểm nhằm ngụy tạo ra những chứng cứ
lịch sử về sự hiện diện, khai phá của cư dân Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa nhằm đòi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển này. Từ trước đến
nay, Trung Quốc chỉ dựa vào những “bằng chứng lịch sử” vô cùng mơ hồ do chính họ
cố tình tạo ra để tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Vì vậy, mọi hoạt động khảo
cổ dưới đáy biển của phía Trung Quốc càng cho thấy sự phi lý, ngang ngược của
họ trong việc xác lập chủ quyền trên biển Đông.
Mỗi một
đất nước, một quốc gia, có quyền trong việc bảo tồn di sản văn hóa và việc bảo
tồn di sản văn hóa là việc làm cấp thiết và đúng đắn, nhưng đối với Trung
Quốc nó đã trở thành lố bịch và trơ trẽn khi Trung Quốc lại có ý đồ tiến hành
khảo cổ dưới đáy biển thuộc chủ quyền của quốc gia khác. Thử hỏi thời xa xưa
biết bao nhiêu tàu buôn của các nước phương tây đi qua vùng biển Hải Nam của
phía Trung Quốc và các nước châu Á khác, không may gặp phải sóng to bão lớn bị
chìm dưới đáy biển, giờ đây họ cũng đòi khảo cổ và nói vùng biển đó là của họ,
vì những bằng chứng lịch sử có sự hiện diện của họ ở đó, vậy thì phía Trung
Quốc sẽ nghĩ sao về điều này?.
Giấc
mộng bá quyền và hành động xâm lấn của Trung Quốc đang thể hiện hàng ngày trên
biển Đông, cho dù là dưới hình thức nào, vì bất cứ mục đích gì, thì việc Trung
Quốc tiến hành tìm kiếm khảo cổ học tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một
hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền trên biển của Việt Nam, đi ngược lại
với “Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển” năm 1982 (UNCLOS) và “Tuyên bố về ứng
xử của các bên trên biển Đông” (DOC). Toàn thể dân tộc Việt Nam cũng như các
nước trong khu vực cực lực lên án, kiên quyết phản đối việc làm phi lý này.
lại là chuyện đội lốt khảo cổ hay sao? đúng là nhà cầm quyền Trung Quốc không thiếu những chiêu trò mà họ có thể nghĩ ra để phục vụ cái tham vọng độc chiếm Biển Đông trong nhiều năm vừa qua. Thế là bây giờ họ còn dùng chiêu khảo cổ để đưa tàu của họ vào sâu trong vùng biển của nước ta như vậy. Đây là vùng biển của Việt Nam nên mọi việc khảo cổ, đưa tàu vào nước ta là hoàn toàn vô lý trong chuỗi hoạt động xâm chiếm biển Đông của họ
Trả lờiXóa