Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Ngoại trưởng Mỹ tại Đối thoại Mỹ - Trung 2014
Đó
là câu hỏi đang được đặt ra với không ít người. Câu hỏi đó không phải là không
có cơ sở, bởi thực tế trong lịch sử họ đã từng một lần làm chuyện này với Việt Nam.
Với mỗi người dân Việt Nam chúng ta hẳn không thể nào quên được câu chuyện
Trung Quốc và Mỹ đã móc ngoặc với nhau trong giải quyết vấn đề chiến tranh ở Việt
Nam, khi đó Mỹ muốn tìm cách “rút lui trong danh dự” trong cuộc chiến tranh Việt
Nam còn Trung Quốc muốn lôi kéo Việt Nam chống Liên Xô nhưng bất thành. Cụ thể
là, vào cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 của
thế kỷ XX, quan hệ Trung Quốc - Liên Xô trải qua thời kỳ đen tối và tồi tệ khi
hai nước mâu thuẫn sâu sắc, đỉnh cao của mâu thuẫn này cuộc chiến tranh Trung -
Xô diễn ra vào năm 1969. Để đối phó với Liên Xô, Trung Quốc đã lôi kéo Việt Nam
chống Liên Xô. Tuy nhiên, với đường lối độc lập, tự chủ, Việt Nam kiên trì
đường lối đối ngoại hòa bình, bởi vậy Trung quốc đã không ép
được ta theo họ chống Liên Xô. Năm 1972, Mao Trạch Đông đã gặp Richard Nixon(Washington hy vọng giành được sự giúp đỡ của Trung
Quốc để sớm chấm dứt cuộcchiến tranh Việt Nam một cách thuận lợi, cho
phép Hoa Kỳ "luồn lách" ra khỏi Việt Nam). Kết quả của cuộc
móc ngoặc đó là việc Mỹ đã thực hiện phong tỏa toàn bộ đường biển của Việt Nam thực
hiện hàng ngàn lượt máy bay B52 thay nhau trút bom xuống Hà Nội và Hải Phòng
trong 12 ngày đêm năm1972 nhằm đưa Việt Nam trở lại “thời kỳ đồ đá”. Năm 1974,
với sự bật đèn xanh của Mỹ, Trung Quốc đã cất quân xâm lược, đánh chiếm nốt
phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thời điểm đó đang do chính phủ Việt Nam
Cộng hòa đại diện dân tộc Việt Nam quản lý chờ ngày tổng tuyển cử thống nhất
đất nước theo Hiệp định Geneva năm 1954.
Với
những nước lớn vì lợi ích của mình họ sẵn sàng móc ngoặc, thoả thuận với nhau
trên lưng các nước nhỏ. Lợi ích quốc gia luôn là vấn đề sống còn trong quan hệ
quốc tế, đặc biệt là giữa các nước lớn. Thế giới hiện nay và trong tương lai
Trung Quốc và Mỹ tiếp tục giữ vai trò là những cường quốc số một và số hai thế
giới vì vậy họ luôn tìm cách củng cố vị thế của mình, tránh đối đầu nhau trong
giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích của hai nước. Sau khi Đối thoại Chiến
lược - kinh tế Trung - Mỹ thường niên tại Bắc Kinh kết thúc, đặc biệt trước việc
Trung Quốc đã từ chối kêu gọi của Mỹ về việc phải tuân thủ luật pháp quốc tế
trong vấn đề Biển Đông và việc Mỹ phản ứng giường như ít có tác động đến Bắc Kinh. Tiến sĩ Carl Thayer, một giáo sư
danh dự từ đại học New South Wales cho biết, mỗi khi thấy một tuyên bố chung
Trung - Mỹ từ Bắc Kinh, hai bên nhấn mạnh tiếp xúc quân đội song phương là ông
có cảm giác Trung Quốc đã móc ngoặc với Mỹ còn Mỹ thì sợ hãi việc phản ứng quá
mạnh ở Biển Đông.
Điều đó khiến cho câu hỏi liệu Mỹ -
Trung Quốc có móc ngoặc ở Biển Đông càng được dấy lên. Tuy nhiên, hiện nay để
trả lời cho câu hỏi này vẫn còn quá sớm nhưng dù sao chúng ta cũng phải luôn
cảnh giác vì không có gì là chắc chắn.
Nam
Phong
Rõ ràng ông Tập Cận Bình đang bóng gió ám chỉ Mỹ đừng can thiệp vào chuyện của Trung Quốc ở biển Đông cũng như biển Hoa Đông. Và quan trọng hơn lời kêu gọi của ông Tập khiến các nhà quan sát “rùng mình” khi nhận ra rằng có lẽ ông Tập đang muốn khuyên Mỹ, kêu gọi Mỹ rằng hai nước chúng ta là hai quốc gia vĩ đại, là hai nước lớn và chúng ta hãy cùng nhau “xẻ thịt” Châu Á-Thái Bình Dương, thỏa hiệp với nhau để chiếm đoạt các nguồn lợi ở khu vực này “Thái Bình Dương lớn rộng bao la không thiếu chỗ cho cả hai quốc gia vĩ đại chúng ta”.
Trả lờiXóaTrong quan hệ quốc tế, các nước lớn bao giờ cùng tìm cách bắt tay với nhau trước tiên trước khi bắt tay với các nước nhỏ. Vì lợi ích quốc gia họ sẵn sàng thỏa hiệp với nhau, thậm chí là phân chia nhau các nguồn lợi. Sự thiệt hai chỉ thuộc về các nước nhỏ nếu các nước đó không có một chính sách ngoại giao khôn khéo để tồn tại.
Trả lờiXóaNhớ lại rằng trong lịch sử họ cũng đã từng bắt tay với nhau ngay ở sau lưng Việt nam để rồi khiến cho Việt nam bao phen khốn đốn nhất là sau cuộc gặp lịch sử giữa Mao Trạch Đông và Nichxon năm 1972. Việt Nam mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc cũng là từ cái bắt tay đó. Quả thực là đáng nguy khi ngay cả một số người hiện nay cũng đang hô hào Việt Nam cần dựa hẳn vào Mỹ, làm đồng minh với Mỹ để đối phó với Trung Quốc.
Trả lờiXóa