Trải qua bốn
ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với
các thế lực ngoại bang hùng mạnh. Tuy nhiên, trước những hành động hung hãn,
bạo tàn của kẻ thù và dù chúng có mạnh hơn rất nhiều lần, nhưng đều thất bại
thảm hại trước tinh thần yêu nước kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Phải
khẳng định rằng, ý chí quật cường, bất khuất và tinh thần đoàn kết chính là cội
nguồn sức mạnh để dân tộc Việt Nam đánh thắng các đạo quân xâm lược hùng mạnh.
Truyền thống đoàn kết, yêu nước đã trở thành lẽ sống của mỗi người Việt Nam;
gắn vận mệnh của mỗi cá nhân vào vận mệnh dân tộc. Dân tộc Việt Nam ta có một
nền văn hiến lâu đời. Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống anh hùng bất khuất,
đoàn kết thủy chung, có tình nghĩa đồng bào sâu nặng. Đó là nét tiêu biểu trong
bản sắc dân tộc của người Việt Nam.
Bác Hồ của
chúng ta đã từng nói: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một
truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì
tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó
lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp
nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước
của dân tộc ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời
đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung v.v... Chúng ta phải
ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một
dân tộc anh hùng..."
Dựa vào nhân
dân, phát huy sức mạnh truyền thống và bản sắc dân tộc của mỗi người dân Việt
nam là kế sâu, gốc bền của sự nghiệp dựng nước và giữ nước, “Cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng” Vì thế, mỗi khi vận nước bị đe dọa, ngoại bang nhòm ngó
và xâm lăng, cả nước ta đồng tâm, hiệp lực, nêu cao quyết tâm, già trẻ gái trai
xông lên giết giặc, cứu nước, cứu nhà. Đó là bí quyết thắng lợi, tạo nên những
chiến công hiển hách trong lịch sử: Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... Giá trị
tinh thần truyền thống ấy đã được giữ gìn và phát triển từ thế hệ này qua thế hệ
khác.
Tinh thần
đoàn kết ấy giờ đây lại tiếp tục được phát huy cao độ, khi nhà cầm quyền Trung
Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD-981 trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam, vi phạm trắng trợn chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Toàn thể nhân dân Việt Nam một lần nữa cùng nhau
đoàn kết, kề vai sát cánh lên án hành động vi phạm trắng trợn của phía Trung
Quốc. Bên cạnh việc đấu tranh, lên án mạnh mẽ nhằm yêu cầu phía Trung Quốc rút
ngay giàn khoan cũng như toàn bộ tàu hộ vệ ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam, chúng ta đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa hết sức to lớn được
phát động rộng rãi đến toàn thể nhân dân như “Chung sức vì Biển đảo quê hương”
“Hướng về Biển đảo” “Tổ quốc nhìn từ biển” “Sát cánh cùng ngư dân” “Quỹ ủng hộ
ngư dân bám biển” “Tuổi trẻ với biển đảo quê hương” “Nghĩa tình Hoàng Sa,
Trường Sa” “Biển đảo trong tim tôi”… Những hoạt động trên ngay lập tức được
đông đảo người dân yêu nước Việt Nam hưởng ứng một cách mạnh mẽ.
Có thể nói, với biện pháp quy tụ sức mạnh toàn dân, cùng với đấu tranh mềm dẻo
nhưng cương quyết, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, phát huy tinh thần
yêu nước, đoàn kết của các tầng lớp nhân dân của ta đã đạt được những thắng lợi
rất quan trọng và nhận được sự đồng tình, ủng hộ to lớn của cộng đồng quốc tế,
tạo nên làn sóng mạnh mẽ phản đối hành động bất hợp pháp của Trung Quốc.
Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, suốt chiều dài lịch sử, mảnh đất
nhỏ bé này phải đương đầu với rất nhiều cuộc xâm lược của các đế quốc hùng
mạnh. Trên mảnh đất Việt Nam yêu dấu hôm nay vẫn còn đó hằn lên những vết
thương của chiến tranh; chiến tranh đã qua đi, nhưng trên mặt trận không tiếng
súng hôm nay, người Việt Nam chưa bao giờ được ngơi nghỉ bởi phải khắc phục
những gì chiến tranh để lại: ẩn sâu trong lòng đất vẫn còn sót những trái bom,
mìn chưa nổ, rồi đến những em bé mang trong mình chất độc da cam, những thương
binh mang trên mình thương tật vĩnh viễn… nên hơn ai hết người Việt Nam không
mong muốn chiến tranh, bởi chiến tranh là đau thương, là sự mất mát, nó không
có lợi cho hòa bình, không mang lại sự ổn định và phát triển. Sách lược “hòa để
tiến” trong những ngày đầu thành lập nước đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị;
đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ giá trị của hòa bình. Đặc biệt là hiện nay
trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế đang có nhiều diễn biến phức
tạp, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc càng khẳng định tính thực
tiễn đúng đắn của một di sản tinh thần vô giá đối với đất nước và dân tộc Việt
Nam. Chúng ta vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Do đó, toàn thể
những người Việt Nam yêu nước luôn đặt lợi ích tối cao của dân tộc lên hàng
đầu. Với tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc sẽ nhất định thắng lợi.
Ninh Kiều
Những thế hệ thanh niên Việt Nam trước đây đã bỏ lại sau lưng bao ước mơ, hoài bão để đi theo tiếng gọi của trái tim, của quê hương, của lý tưởng, cùng nhau ra chiến trường để đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Họ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khó ngại khổ. Thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay hãy cùng noi gương các thế hệ cha anh đi trước, có những hành động thiết thực hướng về biển đảo quê hương, bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước, vì một Việt Nam hòa bình, độc lập và phát triển.
Trả lờiXóaTình yêu nước đã trở thành truyền thống cao quý, là niềm tự hào và là tài sản vô giá của người Việt Nam chúng ta. Song lòng yêu nước cần được thể hiện một cách có trách nhiệm đối với vận mệnh của dân tộc, phải làm gia tăng sức mạnh của quốc gia. Hiện nay mỗi một chúng ta đang và sẽ bằng cách này hay cách khác thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm của mình song chúng ta cũng sẽ quyết không để những kẻ cơ hội và vô trách nhiệm lợi dụng để làm hoen ố tình cảm đó.
Trả lờiXóaquá đúng nhưng vấn đề làm gì để đạt được điều ấy?
Trả lờiXóa