Ninh Kiều
Chắc hẳn nhiều
bạn đọc đều biết đến bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của tác giả Nguyễn Việt
Chiến. Đây thực sự là một bài thơ hay với dạt dào tình yêu đất nước:
Nếu Tổ quốc đang bão
giông từ biển
Có một phần máu thịt ở
Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo
cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ
mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập
chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức
phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một
ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ
bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn
từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể
yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm
lục địa
Trong hồn người có ngọn
sóng nào không
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao
quần đảo
Lạc Long cha nay chưa
thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ
từng thước đất
Máu xương này con cháu
vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi mưa
nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất
giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu
lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố
phía âm u
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao
thương tích
Những đau thương trận
mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang
hình góa phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ
trẻ, ru nôi
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao
hiểm họa
Đã mười lần giặc đến tự
biển Đông
Những ngọn sóng hóa Bạch
Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc
khiếp trống đồng
Thương đất nước trên ba
ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc
vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa
ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng
mặn vùi thân
Nếu Tổ quốc neo mình đầu
sóng cả
Những chàng trai ra đảo
đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa
thuở trước (*)
Còn truyền đời con cháu
mãi đinh ninh
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao
mất mát
Máu xương kia dằng dặc
suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không
chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng
mãi ra khơi
Chúng ta được biết đến bài thơ "Tổ quốc
nhìn từ biển" của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến vào tháng 5/2011, thời điểm
này phía Trung Quốc gây hấn cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam trên Biển
Đông, ngay khi bài thơ được công bố đã nhận được sự rung cảm của hàng triệu độc
giả. Đến hôm nay, trong những tháng ngày của năm 2014, Biển Đông lại nổi sóng
khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 và đưa nhiều tàu chiến vào xâm phạm lãnh hải
Việt Nam. Bài thơ lại tiếp tục được lan tỏa với những sức mạnh kỳ diệu.
Ở mỗi khổ thơ, tác giả đều đưa đến cho chúng ta
nhiều suy ngẫm về vấn đề chủ quyền của đất nước, về vai trò của quan trọng của
biển đảo đối với quốc gia và trách nhiệm của mỗi một người công dân Việt Nam
trong việc giữ gìn đất đai, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Khi khẳng định chủ quyền thiêng liêng Hoàng Sa,
Trường Sa là của Việt Nam, Nguyễn Việt Chiến đưa chúng ta nhớ về truyền thuyết
Lạc Long Quân và Âu Cơ, hai người chia tay nhau, người đưa con lên rừng, người
dắt con xuống biển đã làm nên hình hài đất nước. Theo Nguyễn Việt Chiến, mỗi
người Việt chúng ta đều là dòng máu đỏ, da vàng, đều là con dân của đất Việt;
ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, xuống biển để khai phá, dựng xây non
nước này. Biển, Đảo là gia tài quý báu mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc
máu xương, công sức khai phá giữ gìn, để truyền lại đời này qua đời khác, mãi
mãi cho cháu con hôm nay, mai sau.
Với cách thể hiện hình tượng hóa Tổ quốc như ngôi nhà có mẹ
Âu Cơ và cha Lạc Long Quân cùng những con dân nước Việt, Nguyễn Việt Chiến đã
kết nối thời gian, không gian và các sự kiện thành một thể thống nhất. Bắt đầu
bằng cuộc chia tay “Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa”. Chúng ta đang sở hữu
một vùng biển đảo vô cùng rộng lớn với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ khác nhau.
Nhưng “Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả” thì làm sao mẹ Âu Cơ có thể yên lòng
và chúng ta, những con dân nước Việt, làm sao khỏi“trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp
bể”. Có lý nào chúng ta không xót đau khi “Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa”,
phần máu thịt Hoàng Sa, Trường Sa đang “bão giông”;“Lý Sơn đảo khuất giữa mây
mù”, “Cồn cỏ gối đầu lên sóng dữ”, “Hòn Mê bão tố phía âm u”
Suốt chiều dài lịch sử, đất nước Việt Nam chẳng khi nào vắng bóng
giặc, chẳng khi nào im tiếng súng, tiếng bom. Con dân nước Việt ngàn đời nay
vẫn kiên trì chống giặc ngoại xâm dẫu phải hi sinh xương máu. Qua mỗi trận binh
đao, Tổ quốc lại thêm nhiều thương tích, nhiều mất mát: “Bao dáng núi còn mang
hình góa phụ - Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ đưa nôi”, “Máu đã đổ ở Trường Sa ngày
ấy – Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân”, “Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn
đời”…(bao chiến sĩ đã hy sinh tại Hoàng Sa, Trường Sa 1974, 1988)
Mỗi con dân của đất Việt có quyền tự hào về
truyền thống anh hùng đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông, nhưng chúng
ta lại càng không thể quên đi trách nhiệm giữ gìn đất đai của Tổ quốc. Xưa kia,
cha ông chúng ta có kinh nghiệm đánh giặc trên sông nước “Đã mười lần giặc đến
tự biển Đông – Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử - Lũ Thoát Hoan bạc tóc
khiếp trống đồng” biết bao tự hào, nhưng không vì thế mà chúng ta lơ là, mất
cảnh giác. Hiện chúng ta đang hưởng hạnh phúc trong hòa bình, nhưng nếu nhìn “từ
biển”, “từ bao quần đảo”, “từ bao hiểm họa”, chúng ta sẽ thấy Tổ quốc đang “neo
mình đầu sóng cả”, “đang bão giông”. Bằng cách nói hình tượng, nhà thơ Nguyễn
Việt Chiến đã cho chúng ta thấy những mối hiểm họa khôn lường của “đất nước
trên ba ngàn hòn đảo”.
Hôm nay đây, chứng kiến những hành vi ngang
ngược, trắng trợn, vô nhân đạo của phía Trung Quốc khi ngang nhiên hạ đặt trái
phép giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam cùng với đó là
những hành vi diễu võ, giương oai, toàn thể nhân dân Việt Nam cũng như cộng
đồng quốc tế hết sức bất bình, phẫn nộ, một lần nữa lòng yêu nước, yêu Tổ quốc
lại được khơi dậy và phát huy cao độ. Tựu trong bài thơ, Nguyễn Việt Chiến muốn
những con dân nước Việt khắc ghi “Lời cha dặn phải giữ gìn từng thước đất”,
nhắc nhở chúng ta phải biết bảo vệ và gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng, không
để cho kẻ thù xâm phạm bờ cõi, chủ quyền của dân. Trước khi kết thúc bài thơ,
tác giả còn nhắc đến sắc chỉ của vua triều Nguyễn năm 1835 đã cử dân binh ra
canh đảo Hoàng Sa, vừa được người dân huyện đảo Lý Sơn tìm thấy. Điều đó giúp
chúng ta nhận thức được ý nghĩa sống còn của biển đảo đối với đất nước và nhiệm
vụ thiêng liêng của mỗi người trong việc bảo vệ vùng lãnh thổ thiêng liêng mà
cha ông ta để lại.
một bài thờ hay với nhiều cảm xúc.
Trả lờiXóachứng kiến những hành vi ngang ngược, trắng trợn, vô nhân đạo của phía Trung Quốc đối với nước ta trên Biển đông chúng ta khôn khỏi nén lòng với một tình yêu đất nước mãnh liệt. Với một tinh thần dâng trào ấy chúng ta có thể làm mọi thứ khi một quân xâm lược dám chà đạp đất nước ta. Cũng vì thứ tình cảm thiêng liêng trào dâng khi đất nước đang bị Trung Quốc có những hành động gân hấn đó, những bài thơ, những bản nhạc viết về biển Đông, viết về tinh thần yêu nước, viết về chủ quyền biển đảo ra đời, được độc giả đón nhận, rung độc bởi hàng triệu con tim
Trả lờiXóaChủ quyền lãnh thổ trên biển luôn là một phần quan trọng trong chủ quyền của một quốc gia. Biển đem lại rất nhiều lợi ích trên nhiều mặt của kinh tế. Chúng ta cũng đã khai thác có hiệu quả vùng biển của quốc gia nhưng Trung Quốc chúng quá tham lam vì lợi ích kinh tế chúng muốn dùng sức mạnh vũ lực để chiếm gần như toàn bộ biển Đông, đó là điều không thể chấp nhận được.
Trả lờiXóaChủ quyền của một nước bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời. Những quốc gia khác phải tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nước ta. Vậy mà Trung Quốc chúng dám coi thường luật pháp quốc tế khi cố tình xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta. Vì thế chúng sẽ phải chịu sự trừng phạt của quốc tế.
Trả lờiXóaĐất nước ta tuy nhỏ bé nhưng chúng ta không phải vì nhỏ bé mà sợ những thế lực cường quyền gian ác, chúng ta sẽ quyết đấu đến cùng để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc. Đối thủ của chúng ta dù chúng mạnh đến mấy, gian xảo đến mấy chúng ta cũng phải đứng lên bằng tất cả ý chí và tinh thần.
Trả lờiXóa