Nam Phong
Năm 1958, Thủ tướng
Trung Quốc Chu Ân Lai đã gửi cho Việt Nam một công hàm để khẳng định chiều rộng
lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý. Trong tinh thần ủng hộ Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có thư phúc đáp cho việc đồng ý công nhận "hải phận" - tức lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý. Nội dung bức công thư như sau: “Thưa đồng chí Tổng
lý. Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958
của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung
Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ
thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải
lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt
biển. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.
Như vậy, thực chất đây chỉ là một bức Công thư phúc đáp của
người đứng đầu Chính phủ Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa về việc tôn trọng hải
phận của Trung Quốc, trong công thư này hoàn toàn không có
từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, không nêu tên bất kỳ
quần đảo nào như Chu Ân Lai đã nêu. Đặc biệt, trong công thư cũng không có một
từ nào đề cập đến quần đảo Hoàng sa và Trường sa là của Trung Quốc. Tuy nhiên,
trong thời gian gần đây chính quyền Trung Quốc liên tục viện dẫn bức công thư
này để biện hộ cho yêu sách cho rằng quần đảo Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa của
Việt Nam) là của Trung Quốc. Thậm chí họ còn xuyên tạc trắng trợn rằng, Thủ tướng
Bắc Việt Nam đã gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai xác nhận chủ quyền Trung
quốc đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa.
Phải
khẳng định trước hết, đây chỉ là một bức công thư không phải công hàm như Trung
Quốc và một số người đã từng nói. Rõ ràng, đây chỉ là một công thư phúc đáp
công hàm của Thủ tướng Chu Ân Lai. Hơn nữa, với những nội dung được đề cập
trong công thư này cho thấy nó mang một sự cam kết về mặt chính trị
hơn là về pháp lý, đây cũng là một hình thức mà các nước xã hội chủ nghĩa thường
hay sử dụng để thể hiện tình đoàn kết trong tinh thần anh em trong phong trào
vô sản quốc tế.
Đọc bức công thư của cố Thủ tướng Phạm
Văn Đồng có thể thấy trong công thư này có hai nội dung hết sức đơn giản và rõ
ràng, đó là Thủ tướng Phạm Văn Đồng ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng
lãnh hải ra 12 hải lý và chỉ thị cho các cơ quan Việt Nam tôn trọng giới hạn
lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Hoàn toàn không thấy đề cập đến việc
công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của
Việt Nam. Thế nhưng, chính quyền Trung Quốc và những kẻ xấu lại luôn coi đó là
bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với
hai quần đảo này. Đó thực sự là một sự xuyên tạc và không có cơ sở pháp lý. Bởi
vì:
Thứ nhất,
từ xưa đến nay Việt Nam luôn khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ không
thể tách rời của Việt Nam. Việt Nam luôn coi vấn đề biên giới lãnh thổ, chủ quyền
quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Theo Hiến pháp của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa đây là một vấn đề hệ trọng, có tính đại sự quốc gia, chỉ có Quốc
hội mới có toàn quyền quyết định. Vì vậy, không thể có chuyện Việt Nam ngang
nhiên công nhận một phần lãnh thổ của mình cho quốc gia khác.
Thứ hai,
đối với
các sự chuyển nhượng lãnh thổ, thì Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa không có
thẩm quyền quyết định việc ấy, mà phải là cơ quan quyền lực tối thượng ở Việt
Nam là Quốc hội. Vì vậy, Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa không thể quyết định
hoặc chuyển giao một thứ mà Việt Nam dân chủ cộng hòa không có thẩm quyền quản
lý (lúc này hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang
thuộc thẩm quyền quản lý thực tế của chính quyền Sài Gòn theo Hiệp định Giơ-ne-vơ
năm 1954) theo công pháp quốc tế, và cũng không kiểm soát nó trong thực
tế. Vì vậy, bức công thư này như đã nói ở trên nó chỉ là một sự cam kết về mặt chính trị hoàn toàn không có giá trị pháp lý.
Thứ
ba, khi Việt Nam thực hiện quyền thừa kế của mình, đưa quân ra truy quét lực lượng
của miền Nam Cộng hòa, giải phóng quần đảo Trường Sa trong tháng 4 năm 1975 đã
không có bắt kỳ nước nào, kể cả Trung Quốc lên tiếng phản đối. Ngược lại, Trung
Quốc và nhiều nước khác đã phấn khởi chúc mừng thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt
Nam.
Với
những vấn đề trên có thể khẳng định, công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi
Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ngày 14 tháng 9 năm 1958 hoàn toàn không có một nội dung nào đề cập
đến việc công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc. Việc
Trung Quốc diễn giải nội dung công thư như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công
nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết
sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản công thư đó, hoàn toàn xa
lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam và luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế
khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Giải thích xuyên tạc công thư của cố
Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một việc làm có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp
thức hóa chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt
Nam.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét