Bạo loạn gia tăng ở miền Đông Ukraine
Nam
Phong
Những gì đã và đang diễn ra tại
Ukraine (quốc gia ở khu vực Đông Âu) trong thời gian vừa qua đang đặt nước này
trước nguy cơ một cuộc nội chiến mà hậu quả của nó sẽ phải mất rất nhiều năm
nữa mới có thể hàn gắn. Sau khi Crimea (nước cộng hoà tự trị thuộc Ukraine)
tuyên bố độc lập, sáp nhập vào Liên bang Nga, hàng loạt các tỉnh ở miền Đông
Ukraine cũng đang tìm mọi cách để ly khai khỏi quốc gia này. Để đối phó với làn
sóng biểu tình, bạo loạn đang lan rộng và chưa có điểm dừng ở các tỉnh miền
Đông như: Donetsk,
Lugansk và Kharkov, Chính phủ tạm quyền ở Ukraine đã tuyên bố sẽ trấn áp mạnh mẽ
bạo loạn ở miền Đông.
Ngày 12/4 vừa qua Bộ Nội vụ Ukraine đã ra tuyên bố:“Bộ
Nội vụ sẽ có phản ứng mạnh mẽ với những nỗ lực cố ý làm mất ổn định tình hình,
vi phạm trật tự công cộng và gây rối loạn công cộng trên toàn bộ lãnh thổ của
Ukraine, đặc biệt tại khu vực, nơi các hoạt động đặc biệt được tiến hành để giải
quyết tình hình như vùng Donetsk, Lugansk và Kharkov. Tất cả những ai sẽ vi phạm
pháp luật, không phân biệt các khẩu hiệu tuyên bố và đảng phái, sẽ bị giam giữ,
và tòa án sẽ xác minh mức độ trách nhiệm của những người bị bắt giữ”. Tuy
nhiên, đáp trả lại tuyên bố trên, những người biểu tình vẫn tiếp tục các hành động
chiếm giữ các trụ sở, cơ quan chính quyền và đụng độ với lực lượng an ninh tại
các khu vực này.
Trong khi làn sóng biểu tình, bạo loạn chưa có dấu
hiệu lắng dịu, những tuyên bố của chính quyền lâm thời Ukraine như đổ thêm dầu
vào lửa. Sau khi tối hậu thư được chính quyền đưa ra để yêu cầu người biểu tình
rút khỏi các khu vực hết thời hạn nhưng làn sóng biểu tình vẫn tiếp diễn, khu vực
miền Đông vẫn tiếp tục chìm trong khói lửa, những cuộc đụng độ đẫm máu giữa cảnh
sát và người biểu tình liên tục diễn ra. Điều đó đang đặt chính quyền Ukraine
trước muôn vàn khó khăn và thách thức. Đặc biệt, những gì diễn ra tại Ukraine
thời gian qua đang đặt xã hội Ukraine trước tình trạng chia rẽ, một bộ phận người
Nga, thân Nga luôn tìm cách sáp nhập Nga, trong khi một bộ phận khác lại muốn
theo phương Tây. Nếu những vấn đề này không sớm được giải quyết thì nguy cơ một
cuộc nội chiến xảy ra chỉ còn là vấn đề ngày một ngày hai mà thôi. Khi nội chiến
xảy ra thì hậu quả là vô cùng nặng nề và việc khắc phục là hết sức khó khăn và
lâu dài.
Ngày 15/4 trên trang Facebook cá nhân của mình, Thủ
tướng Dmitry Medvedevcho rằng nguyên nhân của thảm kịch Ukraine là
chính quyền Tổng thống Victor Yanukovych trước đó đã không cố gắng giữ gìn trật
tự tại các vùng khi đang vật lộn với các vấn đề tài chính. Do đó, họ đã mất dần
quyền kiểm soát đối với những khu vực này. Trong khi đó, chính quyền bất hợp
pháp hiện nay ở Ukraine lại đang hy vọng khôi phục lại quyền lực ở đây bất chấp
đạo lý và chà đạp lên nhân quyền dẫn tới hậu quả là xuất hiện các cuộc nổi dậy
vũ trang.
Tóm lại, chính việc
không lựa chọn cho mình một con đường đi đúng đắn và phù hợp đã đặt Ukraine
trước thực tế đen tối này. Đáng lẽ những người lãnh đạo Ukrane phải lựa chọn
cho mình một con đường độc lập, tự chủ thì họ lại chịu sự can thiệp, ảnh hưởng
của bên ngoài, cùng với đó là sự yếu kém trong quản lý đất nước, dẫn đến những
khó khăn mà người dân và đất nước phải đối mặt, trong khi đó những người lãnh
đạo lại không đủ khả năng và bản lĩnh đã đặt Ukraine trước một tương lai mịt mù
chưa có lối thoái. Đó chính là bài học cho các quốc gia trong việc xây dựng cho
mình một con đường đi đúng đắn để xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Chúng ta ai cũng thấy những tình hình thực trạng bất ổn của Ukraine rồi. Nhìn vào đó chúng ta càng thêm tin tưởng chắc chắn hơn vào tình hình của Việt Nam, chúng ta có một nền chính trị ổn định không có đa nguyên đa đảng, người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng vì thế dù các thế lực phản động có làm gì thì chúng cũng chỉ thất bại mà thôi.
Trả lờiXóaĐất nước Ukraine ngày càng có những chiều hướng tiêu cực trong chính trị. Điều này sẽ làm ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình trật tự xã hội người dân sẽ không được sống và lao động trong một môi trường hòa bình ổn định mà luôn phải sống trong cảnh lo âu sợ sệt. Như vậy sẽ làm cho tình hình kinh tế xã hội sa sút trầm trọng.
Trả lờiXóaĐất nước Ukraine lâm vào tình cảnh ngày hôm này cũng một phần quan trọng chính là những sự kích động của phương Tây và Mỹ. Những hoạt động can thiệp của phương Tây cùng với các thế lực phản động đi theo phương Tây trong nước đã khiến Ukraine nên cơ sự này. Chúng ta cũng rút ra được những kinh nghiệm quan trọng rằng nên cẩn trọng đề phòng trước những thế lực phản động hơn nữa.
Trả lờiXóakhông biết với đà này đất nước này sẽ bị chia rẽ, tàn phá như thế nào đây?
Trả lờiXóaai là người được lợi và ai là người thiệt thòi khi chuyện này xảy ra!!!
Trả lờiXóaNhư một hiệu ứng dây chuyền, ngay sau khi bán đảo Crimea và khu vực Sevastopol chính thức sáp nhập vào Liên bang Nga (ngày 17/3/2014), hàng loạt các khu vực tại Ukraine tìm mọi cách tuyên bố độc lập, ly khai khỏi quốc gia này. Điều này đã và đang đặt Ukraine trước nguy cơ đổ vỡ, một sự chia cắt và “tan đàn xẻ nghé” lớn nhất trong lịch sử.
Trả lờiXóaTình hình hiện nay tại Ukraina chính là hậu quả của một xã hội bị chia rẽ, phân hóa sâu sắc kéo dài mà không được giải quyết, cộng với đó là những mưu đồ, can thiệp từ bên ngoài trong khi chính quyền nhà nước không có những giải pháp, biện pháp và bước đi đúng đắn, phù hợp. Nhìn Ukraine cũng là bài học cho các quốc gia trong xây dựng chính sách phát triển đất nước của mình.
Trả lờiXóaViệc không lựa chọn cho mình một con đường đi phù hợp, thiếu tính độc lập, tự chủ hơn nữa chính quyền không thể giải quyết những mâu thuẫn, bất ổn kéo dài trong xã hội, cộng với đó là âm mưu thôn tính từ bên ngoài đã biến Ukraine trở thành một trong những quốc gia bất ổn nhất hiện nay. Đây cũng là bài học cho các quốc gia khác. Đảm bảo độc lập, tự chủ, ngăn ngừa nguy cơ can thiệp, xâm chiếm từ bên ngoài là yếu tố quyết định đảm bảo độc lập, tự do cho mọi quốc gia.
Trả lờiXóa