Sóng Việt
Càng gần thời điểm tuyển sinh đại học,
cao đẳng thì mọi thông tin liên quan đến tuyển sinh đều được dư luận quan tâm.
Không chỉ có các sĩ tử hay các bậc phụ huynh có con đi thi mới lo lắng, nhiều
năm nay, các vấn đề liên quan đến tuyển sinh Đại học và cao đẳng luôn là vấn đề
“nóng” đối với dư luận. Kỳ tuyển sinh năm 2014 dường như càng nóng hơn khi mà
việc xét tuyển đại học, cao đẳng được đưa ra với nhiều mức điểm sàn. Theo dự kiến
thì có khoảng 3 đến 4 mức điểm sàn được đề xuất để xét tuyển đại học và cao đẳng.
Vấn đề này đã được Bộ GD &ĐT đưa ra để lấy ý kiến. Tuy nhiên theo nhiều ý
kiến phản hồi thì thực chất của việc đưa ra nhiều mức điểm sàn lại chưa phải là
đột phá. Hay nói một cách khác thì cách làm này vẫn dựa trên một nền tảng cũ đã
và đang thực hiện.
Không phải ngẫu nhiên và việc
thi đại học và xét tuyển đại học, cao đẳng trở thành chủ đề quan tâm của dư luận.
Xuất phát từ ý thức phải đỗ đại học mới có một “tương lai sáng ngời” nên nhiều
gia đình bằng mọi giá phải cho con thi đỗ đại học. Thực chất đây là một cách
suy nghĩ không hoàn toàn đúng đắn. Bởi nhiều người khi học xong với tấm bằng tốt
nghiệp trên tay vẫn thất nghiệp và phải tìm một việc trái nghề. Học gì và khi tốt
nghiệp sẽ làm gì luôn là câu hỏi khó trả lời đối với nhiều bạn trẻ. Nhưng điều
mà họ quan tâm trước hết lại là làm thế nào để bước chân vào cổng trường đại học.
Chính vì vậy, việc xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ là một trong những mối quan
tâm lớn khi mà khoảng cách về điểm giữa nhiều trường đã có sự phân biệt. Những
năm trước đây, xác định rõ mức điểm sàn là căn cứ để các trường “top dưới” xét
chọn thí sinh vào trường mình. Thí sinh muốn nuôi mộng vào đại học phải vượt
qua “mức sàn” đề ra. Tuy nhiên, với phương thức tuyển sinh năm nay, điểm sàn bản
chất sẽ không bị “xóa sổ” như công bố gần đây của Bộ, mà chỉ thay đổi tên gọi.
Bộ vẫn xây dựng một “Hội đồng xác định điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào”
thay thế cho cụm từ “Hội đồng điểm sàn”. Hội đồng này sẽ tham mưu cho Bộ công bố
một số mức (từ 3 – 4 mức) điểm xét tuyển cơ bản tính theo tổng điểm 3 môn thi
không nhân hệ số cho từng khối thi. Cách làm này không khác với cách xác định
điểm sàn cũ. Sự khác biệt của quy định xét tuyển này với điểm sàn trước đây là
việc phân chia phổ điểm thành nhiều mức theo tỷ lệ thí sinh đạt yêu cầu để các
trường tự quyết định chọn điểm xét tuyển; thứ hai, đưa ra nguyên tắc để các trường
tùy theo yêu cầu của từng ngành nghề đào tạo mà quy định điểm chuẩn xét tuyển
có tính hệ số môn chính, giúp các trường có cơ hội tuyển được thí sinh có năng
lực phù hợp.
Thiết nghĩ, kỳ thi tuyển sinh đại học,
cao đẳng đã gần kề nên việc quy định về phương thức tuyển sinh cần cụ thể, chi
tiết để giúp các thí sinh hiểu rõ và tập trung vào công việc ôn luyện. Về chiến
lược cần xây dựng một quy định cụ thể mang tính ổn định, hiệu quả nhằm tạo tâm
lý tốt cho các thí sinh dự thi.
Xét tuyển vẫn là xét tuyển, thêm nhiều mức thì càng dễ vào đại học thôi
Trả lờiXóaHình như là bình mới rượu cũ các bác ah
Trả lờiXóaThì đúng là điểm sàn bản chất sẽ không bị “xóa sổ” như công bố gần đây của Bộ, mà chỉ thay đổi tên gọi. Bộ vẫn xây dựng một “Hội đồng xác định điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào” thay thế cho cụm từ “Hội đồng điểm sàn”. Hội đồng này sẽ tham mưu cho Bộ công bố một số mức (từ 3 – 4 mức) điểm xét tuyển cơ bản tính theo tổng điểm 3 môn thi không nhân hệ số cho từng khối thi. Cách làm khác đi thôi
Trả lờiXóaHọc sinh thì phải lo ôn thi cho kỹ. Cứ có kết quả tốt đi đã rồi hãy lo xét tuyển thế nào. Cứ 29 điểm 3 môn thì còn lo cái gì
Trả lờiXóaHọc tài thi phận. Điểm cao không lo lận đận
Trả lờiXóa