Nam Phong
Chủ
nghĩa cá nhân hay còn gọi là cá nhân chủ
nghĩa là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một cách nhìn nhận trên phương diện
xã hội, chính trị hoặc đạo đức trong đó nhấn mạnh đến sự độc lập của con người
và tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân (theo từ điển Wikipedia).
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì
cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập
thể. Miễn là mình béo mặc thiên hạ gầy. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu
như: lười biếng, suy bì, kêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô…”. Đồng
thời, “chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của cách mạng, nó là nguồn gốc của những
“căn bệnh” làm hư hỏng đội ngũ cán bộ đảng viên, làm tha hóa Đảng. Đây là sự
nguy hiểm tiềm tàng, làm cho Đảng mất dần tính cách mạng, tính trí tuệ, tính đạo
đức, tính nhân dân… là địch nội xâm, một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong
của Đảng (Hồ Chí Minh Toàn tập, t.7, tr.92).
Chủ nghĩa cá nhân biểu hiện rất đa dạng. Đó là: Bệnh nể nang;
bệnh kéo bè, kéo cánh, cục bộ, bản vị; bệnh cá nhân; bệnh hữu danh vô thực; bệnh
tham lam; tham ô, tham nhũng; bệnh lười biếng… Chẳng hạn, với bệnh tham lam. Chủ
tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Những người mắc phải bệnh này thì đặt lợi ích của
mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc, do đó mà chỉ “tự tư tự lợi”. Dùng
của công làm việc tư… sinh hoạt xa hoa bừa bãi…”.
Chủ nghĩa cá nhân để lại tác hại rất lớn cho xã hội, nó sẽ “ngăn
trở” người cán bộ, đảng viên vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc. Nhiều
người do chủ nghĩa cá nhân mà ngại khó, ngại khổ, tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa
hoa. Do chủ nghĩa cá nhân mà phạm phải nhiều sai lầm, làm mất nhân cách con người,
mất uy tín của Đảng.
Hơn lúc nào hết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa
cá nhân là yêu cầu bức thiết của bất kỳ người lãnh đạo, ở bất cứ giai đoạn nào.
Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi người phải thực hành nguyên tắc đạo đức cơ bản
đó là nói phải đi đôi với làm. Phải nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu, nắm
vững chủ trương, quan điểm đường lối, theo sát tình hình thực tiễn, chống quan
liêu, hình thức trong tham mưu ban hành chính sách, chủ trương, nói và làm theo
đúng chủ trương, đường lối, không nói một đằng, làm một nẻo hoặc nói mà không
làm. Các tổ chức đảng, đảng viên làm tốt công tác tự phê bình, phê bình, đánh
giá ưu điểm, hạn chế của tập thể, cá nhân một cách khách quan, công tâm. Có như
vậy, chúng ta mới phòng ngừa và loại trừ chủ nghĩa cá nhân len lõi trong các cơ
quan, tổ chức, đoàn thể. Đảm bảo sự vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động,
đưa đất nước phát triển đi lên.
Những “con người “ đã đang tâm làm chó săn cho tầu cẩu, đàn áp bóc lột dân Việt thì còn có đạo đức đâu mà nói . Lưu manh xảo trá đê hèn là cái đạo đức của lão Hồ và bè lũ cộng nô
Trả lờiXóaBạn sủa cái gì mà hôi thối quá vậy? Đừng có được bọn chó săn bên ngoài cho tí tiền rồi quay lại bôi nhọ hình ảnh Bác Hồ kính mến, bôi nhọ hình ảnh dân tộc. Những người như bạn tôi còn tôn trọng gọi là "bạn" vì dù sao cũng là người Việt Nam nhưng có có ăn cháo đá bát, quay lại chống phá nhà nước đã đáng xử tử bạn rồi, còn bù nhìn ạ!
Xóa