Biểu tượng của tổ chức "Phóng viên không biên giới"
Nam
Phong
Năm
1985, tại Pháp một tổ chức có tên là “Phóng viên không biên giới” (tiếng Pháp là Reporters Sans Frotièresm, viết tắt là RSF),
tuyên bố thành lập và đặt trụ sở hoạt động tại Thủ đô Paris nước Cộng hòa Pháp.
Nhà báo người Pháp Robert Menard là người sáng lập tổ chức này. Ban đầu khi
thành lập, RSF đề ra tôn chỉ, mục tiêu nhằm "bảo
vệ tính mạng, danh dự, tài sản… của các nhà báo trên toàn thế giới, đặc biệt
các nhà báo đang tác nghiệp tại những vùng chiến sự và hỗ trợ cho các cơ quan
báo chí về tài chính, trang thiết bị kỹ thuật…". Tuy nhiên, trên thực
tế nhìn vào những hoạt động của tổ chức này trong những năm vừa qua lại trái
ngược hoàn toàn với tôn chỉ, mục đích ban đầu của họ.
Những
năm qua, dư luận ở nhiều nước trên thế giới liên tiếp có những cáo buộc tổ chức
này đã bị những người đứng đầu thao túng, lũng đoạn nhằm phục vụ mưu đồ chính
trị riêng. Đáng lên án là gần đây, RSF đã đưa ra nhiều thông tin nhận xét, đánh
giá sai trái về tự do báo chí và quản lý hoạt động Internet… ở một số nước trên
thế giới (trong đó có Việt Nam). Đặc biệt, từ năm 2007 đến nay, RSF thường đưa ra
cái gọi là "thông cáo báo chí" trong đó vu cáo Việt Nam và một số
nước đàn áp “nhà báo”, “nhà đấu tranh cho dân chủ”… nhưng thực chất đó lại là
những kẻ đội lốt hoạt động báo chí để xâm phạm an ninh quốc gia của các quốc
gia đó. Không những vậy, từ năm 2007 đến nay năm nào RSF cũng công bố cái gọi
là “Báo cáo về tự do báo chí thế giới” đưa ra các luận điệu trắng trợn xuyên
tạc tình hình “tự do báo chí đang bị bóp nghẹt”, “tự do Internet” đối với một
số quốc gia, rồi xếp hạng Việt Nam và một số quốc gia khác là “kẻ thù của tự do
báo chí”, “kẻ thù của Internet”. Mới đây nhất, trong bản “Báo cáo tự do báo chí
thế giới năm 2013” RSF đã xếp Việt Nam vào nhóm “tệ hại trầm trọng về tự do báo
chí”. Trước đó, ngày 07/02/2014 trả lời
phỏng vấn của đài VOA tiếng Việt đánh giá về Báo cáo tình hình nhân
quyền tại Việt Nam vừa được Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc trình bày tại Hội
đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc, ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương của tổ chức “Phóng viên Không biên giới” cho rằng: Việt Nam hãy thôi lừa bịp thế giới về thành tích nhân quyền, mặc dù
cộng đồng thế giới đánh giá rất cao tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Những
cáo buộc mà RSF đưa ra đối với Việt Nam và một số quốc gia khác là xuất phát từ
những động cơ chính trị xấu của các thế lực đen tối đang nắm quyền ở RSF, bất
chấp những thành tựu về tự do báo chí, dân chủ, nhân quyền, cũng như tốc độ
phát triển Internet ở Việt Nam những năm qua. Tuy luôn mồm cổ
xúy cho "tự do báo chí, tự do ngôn luận" kiểu phương Tây. Vẽ ra mục
tiêu, tôn chỉ đẹp như vậy, song trên thực tế thì hoạt động của RSF lại đi ngược
hẳn 180 độ. Những việc làm trên của RSF đã tự lật
tẩy bộ mặt tráo trở của mình. Bởi thực chất, điều mà RSF muốn không gì khác
chính là lợi dụng vấn đề tự do internet, tự do thông tin, lợi dụng vấn đề nhân
quyền để can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam và một số quốc gia khác, tạo
áp lực buộc Việt Nam chấp nhận theo “kiểu tự do” của họ. Để thực hiện mưu đồ
này, họ đã không từ một thủ đoạn nào kể cả việc xuyên tạc, vu cáo, bóp méo, bịa
đặt, đổi trắng thay đen. Rõ ràng, tự do internet, tự do thông tin… chỉ là cái cớ
mà RSF vẫn quen lợi dụng mà thôi.
Tổ chức “Phóng viên Không biên giới” Là một tổ chức phi chính phủ nhưng Tổ chức Nhà báo không biên giới luôn bị cáo buộc nhận tiền của tổ chức và cá nhân khác để phục vụ mưu đồ chính trị của họ, trở thành công cụ trong tay kẻ có tiền, thì không thể nói là hoạt động khách quan được
Trả lờiXóaTổ chức Nhà báo không biên giới (RSF), trụ sở chính đặt tại Paris, Cộng hòa Pháp. Đương kim Chủ tịch của RSF là ông Robert Menard, người Pháp. Những người sáng lập RSF đã đề ra mục tiêu nhằm "bảo vệ tính mạng, danh dự, tài sản... của các nhà báo trên toàn thế giới, đặc biệt là các nhà báo đang tác nghiệp tại vùng chiến sự..." Nhưng một, hai năm qua, dư luận quốc tế liên tiếp bị những người đứng đầu RSF gây nhiễu nhằm phục vụ mưu đồ chính trị riêng. Mới đây, RSF lại tự giành quyền phê phán Việt Nam vi phạm "tự do báo chí", "đàn áp các nhà dân chủ, ngăn không cho họ ra báo tư nhân" và xuyên tạc về quản lý hoạt động Internet..
Trả lờiXóagày 29/9/2006, RSF tiếp tục tung lên mạng Internet việc đã gửi thư cho Thủ tướng Canada Stephen Harper yêu cầu ông này can thiệp để Việt Nam trả tự do cho Nguyễn Vũ Bình (NVB) và Trương Quốc Huy (TQH), đồng thời kêu gọi quốc tế vận động cho “tự do dân chủ” tại Việt Nam. Trước đó, ngày 24/8/2006, RSF đã có hành động tương tự, tuyên truyền xuyên tạc cho rằng “Chính quyền Việt Nam đàn áp các nhà báo đối lập và ngăn cản họ hoạt động báo chí”.
Trả lờiXóaTại Hội nghị cấp cao thế giới về xã hội thông tin (WSIS) được Liên Hiệp Quốc tổ chức tại thủ đô Tunis, Cộng hòa Tunisia vào ngày 18/11/2005, RSF cũng bất ngờ treo một biểu ngữ khổng lồ ngay bên trong tòa nhà nơi diễn ra sự kiện quốc tế quan trọng này vu cáo và xếp Việt Nam vào danh sách 15 quốc gia (gồm: Arập Xêút, Belarus, CHDCND Triều Tiên, Cuba, Iran, Lybia, Maldives, Myanmar, Nepal, Trung Quốc, Turkmenistan, Tunisia, Uzbekistan, Syria) là “kẻ thù của Internet”.
Trả lờiXóaRSF dường như đã cố tình phủ nhận những thành tựu về tự do báo chí, dân chủ, nhân quyền và tốc độ phát triển Internet ở Việt Nam. 6 năm trước, Chính phủ Việt Nam đã đề ra kế hoạch phát triển Internet trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2005, và ngày 23/8/2001, đề ra. Nghị định số 55/2001/NĐ-CP khẳng định Nhà nước Việt Nam có chính sách quản lý phù hợp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy cập, kết nối Internet, từng bước giảm giá cước đến mức bằng hoặc thấp hơn mức bình quân của các nước trong khu vực nhằm phổ cập nhanh Internet ở Việt Nam.
Trả lờiXóabáo chí phương Tây liên tiếp đưa ra những thông tin về các vụ bê bối liên quan đến các hoạt động chính trị mờ ám của RSF. Trên tờ Telepolis (Đức) ra ngày 25/5/2005 có đoạn: “Ngay từ đầu, sự tồn tại của RSF luôn song hành với những tin đồn về việc tổ chức này có quan hệ mật thiết với Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và các cơ quan Chính phủ Mỹ”. Gần đây, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy RSF đã trực tiếp nhận tiền của Chính phủ Mỹ
Trả lờiXóaTrên tờ The Newspaper Guild, nhà báo Diana Barahona tố cáo RSF dính líu đến hàng loạt hoạt động nhằm lật đổ Tổng thống Haiti, ông J.B. Aristide trong cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này năm 2004. Trong vụ này, RSF nhận được 465.200 USD từ những tổ chức, cá nhân bên ngoài vì đã có công về việc đưa nhiều bài tuyên truyền cáo buộc Tổng thống J.B. Aristide là “dã thú của tự do báo chí”, gây áp lực để lật đổ Tổng thống J.B. Aristide mặc dù ông rất được người dân ủng hộ và muốn ông nắm quyền cho đến hết nhiệm kỳ. Từ sự việc trên chúng ta có thể nhìn thấy tổ chức phóng viên không biên giới là một tổ chức hoạt động viết bài chỉ vì tiền mà không quan tâm đến sự thật.
Trả lờiXóaĐiểm qua một chút về những vụ bê bối liên quan đến hoạt động của RSF thời gian gần đây để thấy được phần nào “đám mây đen” đang phủ lên bầu trời RSF. Từ khi những cáo buộc trên được công bố công khai trên các phương tiện truyền thông phương Tây, không thấy RSF có động thái phản bác. Có lẽ những người đứng đầu RSF sợ phải nói ra thêm sự thật phũ phàng hay chí ít cũng lo cho uy tín, danh dự của RSF không còn chỗ đứng.
Trả lờiXóaLà người lãnh đạo của RSF, một tổ chức tự nhận là tổ chức phi chính phủ, song Robert Menard đã trở thành “bạn lớn” của các nhân vật tiếng tăm trong làng tình báo như Manuel Cutillas - Giám đốc điều hành của CFC, Fran Calzon - cựu nhân viên CIA hay Calzon - đối tượng phản động người Cuba lưu vong, kẻ tự xưng là thủ lĩnh của “Mặt trận giải phóng dân tộc Cuba” - một tổ chức phản động chống Nhà nước Cuba. Tổ chức này đã từng nhận trách nhiệm về vụ đánh bom khủng bố giết người hàng loạt từ năm 1972 tại Cuba. Robert Menard còn được bọn phản động người Cuba lưu vong xem như “người hùng”
Trả lờiXóaRobert Menard đã thỏa thuận với bọn phản động lưu vong người Việt và các nhân vật chống Việt Nam những gì, giá trị của những “bản hợp đồng là bao nhiêu mà lại để RSF ra “nghị quyết” sai trái can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. RSF còn ban cho những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam bị giam giữ như NVB, TQH, hay gần đây nhất là Đỗ Thành Công trao cho số này cái mũ “nhà báo” để phù hợp với tiêu chí “nhà báo cần bảo vệ”.
Trả lờiXóaTổ chức này cho rằng “chính quyền ở Việt Nam vẫn khắc nghiệt đối với các lực xã hội dân sự và tôn giáo, lúc nào họ cũng muốn kiểm soát chặt chẽ”. Đó là một sự suy diễn và kết luận vô căn cứ, thiếu khách quan và không đúng với thực tế tình hình Việt Nam. Bộ mặt thật của RSF đã ngày càng bộc lộ rõ
Trả lờiXóaNgày nay, với sự bùng nổ Internet, các quốc gia căn cứ đặc điểm, tình hình cụ thể để có các quy định quản lý phù hợp. Điểm mấu chốt là dù quản lý theo phương thức nào thì cũng nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cá nhân, tổ chức, tránh các hành vi lạm dụng phạm pháp. Chẳng hạn, kể từ năm 2008 đến nay, Iran đã chặn hơn 5 triệu website mà họ cho là không phù hợp với thuần phong mĩ tục của đất nước, bao gồm cả facebook và you tube. Trước khi cho phép bất cứ nhà mạng nào hoạt động, chính phủ Iran yêu cầu họ phải cam kết bằng văn bản, hứa hẹn họ sẽ không truy cập các trang web “phi hồi giáo”.
Trả lờiXóa