Người con đất Việt
Ngày 1- 1-2014, Hiến pháp năm 2013 (được
thông qua tại Kỳ họp thứ 6, QH khóa XIII) đã chính thức có hiệu lực. Bản Hiến pháp lần này đã phản ảnh ý chí và nguyện vọng của nhân dân
ta, là sự kết tinh của ý chí và sức mạnh Việt Nam, trong đó ý Đảng lòng dân được
hòa quyện sâu sắc. Đó là sự bảo đảm chính trị - pháp lý vững chắc cho toàn thể
dân tộc ta, nhân dân ta và đất nước ta vượt qua những khó khăn, thách thức của
thời kỳ mới, vững bước tiến vào giai đoạn đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới
đất nước và chủ động hội nhập quốc tế.
Hiến pháp đã chính thức
có hiệu lực bởi vậy, vấn đề được dư luận cả nước quan tâm hiện nay là làm thế
nào đề Hiến pháp mới sớm đi vào cuộc sống, trở thành động lực thúc đẩy xã hội
phát triển. Nói về sự vấn đề này, tại Hội nghị Tổng kết hoạt
động của Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp tháng 12 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Bản Hiến pháp thực sự là trí tuệ của toàn dân, thể hiện tập trung
ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và theo tư tưởng chỉ đạo của Đảng.
Chúng ta tưởng như mâu thuẫn, nhưng nó lại thống nhất biện chứng với nhau. Rõ
ràng khi chúng ta thông qua bản Hiến pháp không chỉ Quốc hội vỗ tay nhiệt tình.
Nhiều người nói thiêng liêng, xúc động. Toàn dân phấn khởi. Đi tiếp xúc cử tri
nhiều người thấy phấn khởi. Ra được Nghị quyết, Hiến pháp mới là bước đầu,
nhưng quan trọng sắp tới nó vào cuộc sống như thế nào? Vì vậy, vấn đề triển
khai Hiến pháp đi vào cuộc sống mới quan trọng, quan trọng hơn nữa".
Vậy để Hiến pháp sớm
đi vào cuộc sống các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc cần phải
làm gì? Đó thực sự là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Là vấn đề được cả
nước quan tâm hiện nay. Hiến pháp có đi vào cuộc sống thì nó mới phát huy được
những giá trị, tư tưởng tốt đẹp được thể hiện và chứa đựng trong nó. Bởi vậy,
trước hết các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các cơ quan tổ chức hữu quan
khác cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân nội dung của Hiến
pháp, nâng cao tình cảm và lòng tin về Hiến pháp để hình thành ý thức tự giác
tôn trọng và chấp hành Hiến pháp; bảo đảm cho Hiến pháp được tuân thủ và nghiêm
chỉnh chấp hành trong mọi tầng lớp nhân dân và trong tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Muốn việc học tập, phổ biến, tuyên truyền hiệu quả
thì cần phải chọn phương pháp, cách làm cụ thể, kể cả việc in ấn tài liệu cũng
phải phù hợp từng đối tượng, từng điều kiện khu dân cư, đặc điểm địa lý vùng miền...
Vì thế, từng cấp, từng ngành, tổ chức, cơ quan, đơn vị, đoàn thể cần phải có kế
hoạch chi tiết, tương ứng phù hợp với từng cấp, ngành, tổ chức, đơn vị và các
đoàn viên, hội viên, thành viên của mình trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ
chính trị mà Hiến pháp và Pháp luật quy định. Trước
mắt các cấp ủy, tổ chức Đảng đưa nội dung này vào sinh hoạt của chi bộ,
Đảng bộ để quán triệt trong toàn thể đảng viên về mục đích, yêu cầu, tầm quan
trọng của việc tôn trọng, tuân thủ và chấp hành Hiến pháp cũng như nhiệm vụ của
cơ quan, đơn vị mình trong việc triển khai thi hành Hiến pháp. Các cơ
quan tuyên giáo cần phổ biến, tuyên truyền sâu rộng về Hiến pháp trên các
phương tiện thông tin đại chúng để quần chúng nhân dân hiểu được những nội
dung, tinh thần của Hiến pháp để thực hiện.
Thứ hai, cần khẩn trương tổ chức thực thi
Hiến pháp mới. Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nếu như việc tổ
chức phổ biến, tuyên truyền về Hiến pháp là mắt xích thứ nhất thì tổ chức thực
thi Hiến pháp là mắt xích thứ hai, có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đưa
Hiến pháp vào cuộc sống. Để tổ chức thực thi Hiến pháp cần nghiên cứu bổ sung,
hoàn thiện hệ thống chính trị, thiết chế dân chủ, hệ thống pháp luật theo tinh
thần của Hiến pháp mới. Tuy nhiên, nếu chờ đợi một thời gian nhất định để hoàn
thiện toàn bộ hệ thống pháp luật thì rất có thể chúng ta sẽ tự bỏ lỡ những thời
cơ vốn không phải lúc nào cũng sẵn có; trong khi thách thức lại nhiều trong
tiến trình phát triển kinh tế- xã hội chung của đất nước. Vì thế, rất cần thiết
trong thời gian "quá độ” này chúng ta có những quy định để làm sao vừa sớm
đưa được Hiến pháp mới vào cuộc sống; vừa khắc phục được những "độ vênh”
giữa các luật cũ và Hiến pháp mới. Bởi, nếu không e rằng sẽ mất nhiều thời
gian.
Hiến pháp là
đạo luật cơ bản có giá trị pháp lý cao nhất của nước ta; là sản phẩm, trí tuệ,
tấm lòng, trách nhiệm của toàn dân. Cho nên, việc làm cho Hiến pháp được thấm,
được thấu vào mỗi người dân để mỗi người dân thi hành Hiến pháp và Hiến pháp
được bảo vệ, bảo đảm thi hành một cách triệt để trong cuộc sống, là yêu cầu có
tính bắt buộc.
Sửa đổi hiến pháp cũ để phù hợp hơn với tình hình đất nước hiện nay là điều hết sức cần thiết.Hiến pháp có đi vào cuộc sống thì nó mới phát huy được những giá trị, tư tưởng tốt đẹp được thể hiện và chứa đựng trong nó. Vì vậy, hơn lúc nào hết Đảng nhà nước cần phải thể hiện được vai trò lãnh đạo của mình để đưa hiến pháp sửa đổi đến với nhân dân Việt Nam.
Trả lờiXóa