Nam Phong
“Xã hội dân sự” là gì? “Xã hội dân sự” có vai trò như thế nào? Bản chất của “xã hội dân sự” là gì? Đó là những câu hỏi đang đặt ra khi bàn tới vấn đề này. Thời gian gần đây, vấn đề “xã hội dân sự” đang đặc biệt được quan tâm và được xuất hiện với một mật độ ngày một nhiều hơn. Xung quanh vấn đề “xã hội dân sự” hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, có người đề cao, có người lại xem nó là một vấn đề bình thường trong xã hội, có người lại xem “xã hội dân sự” là một vấn đề cần phải triệt để lợi dụng để phục vụ những mục đích khác nhau theo ý đồ của mình. Trước hết, để có cái nhìn toàn diện về “xã hội dân sự” chúng ta phải biết nói là gì.
Theo Từ điển Wikipedia: “Xã hội dân sự cấu thành từ tổng thể của các tổ chức xã hội và dân sự tự nguyện mà các tổ chức này tạo nên cơ sở của một xã hội tự vận hành, khác với các cấu trúc quyền lực của một nhà nước (bất kể hệ thống chính trị của nhà nước này thuộc kiểu gì) và các thể chế thương mại của thị trường”.
Trung tâm Xã hội dân sự của Trường đại học kinh tế London định nghĩa Xã hội dân sự như sau: Xã hội dân sự đề cập tới một mảng các hoạt động tập thể tự nguyện xung quanh các giá trị, mục tiêu, ý thích chung. Về lý thuyết, các hình thái tổ chức xã hội dân sự khác biệt hẳn với các hình thái tổ chức nhà nước, gia đình và thị trường. Nhưng trong thực tế thì, ranh giới giữa nhà nước, xã hội dân sự, gia đình và thị trường là khá lẫn lộn, mập mờ và không rõ ràng. Xã hội dân sự thường bao gồm một sự đa dạng về phạm vi hoạt động, các thành viên tham gia và các hình thái tổ chức, khác nhau về mức độ nghi lễ, tự do và quyền lực. Xã hội dân sự thường được hình thành dưới dạng các tổ chức như các hội từ thiện, các hiệp hội, các công đoàn, các nhóm tương trợ, các phòng trào xã hội, các hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các đoàn luật sư.
Như vậy, hiểu một cách chung nhất, “xã hội dân sự” là không gian xã hội công cộng nằm ngoài Nhà nước, thị trường và lĩnh vực riêng tư của cá nhân, tồn tại độc lập tương đối với Nhà nước và hoạt động tự nguyện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. “Xã hội dân sự” được cấu thành bởi các tổ chức “xã hội dân sự”. Hay nói cách khác, “xã hội dân sự” là một bộ phận của đời sống xã hội nằm ngoài khu vực xã hội chính trị và xã hội thị trường và ngoài khu vực gia đình. Hình thức tồn tại của nó là sự tồn tại của các tổ chức hội, hiệp hội, đoàn thể…
Nói tóm lại, “xã hội dân sự” là một vấn đề tồn tại tương đối độc lập với Nhà nước, các tổ chức “xã hội dân sự” hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ về tài chính và không có mục đích đấu tranh giành chính quyền, cạnh tranh quyền lực với Nhà nước. Đó mới là bản chất của xã hội dân sự.
Thế nhưng thời gian gần đây, một nhóm người do những mục đích, động cơ khác nhau, với bản chất thù địch với Nhà nước ta đã lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” để tuyên truyền các hoạt động nhằm bôi nhọ, phá hoại đất nước. Trên một số phương tiện, trang mạng không chính thống họ lợi dụng vấn đề này để đăng tải các thông tin về sự ra đời của “Diễn đàn xã hội dân sự”, với mục đích chính là lợi dụng vấn đề này để kích động mọi người tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta nhưng lại núp dưới cái mác “xã hội dân sự”. Chính hành động này của họ đã khiến một số người hiểu sai bản chất của “xã hội dân sự” và trở thành đối tượng để một số kẻ lợi dụng họ vào các mục đích xấu.
Bởi vậy, nhận thức về “xã hội dân sự” thế nào cho đúng là vấn đề rất quan trọng, đừng để những kẻ xấu lợi dụng nó vào mục đích xấu nhằm phục vụ cho các tham vọng bất chính mình.
Các thế lực chống phá đất nước cổ vũ cho các tổ chức XHDS chính là hiện thân cho những gì tốt đẹp nhất, tuyệt đối hóa tính độc lập để tạo ra tổ chức đối lập với Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam; tăng cường đả kích, xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu của XHCN, tìm mọi cách xoáy sâu, thổi phồng những hạn chế, khuyết điểm dù là nhỏ nhất của Đảng Cộng sản, hệ thống chính trị với mục đích là phá hoại đất nước từ bên trong, tạo thế lực đối trọng với Đảng và Nhà nước.
Trả lờiXóachúng cổ vũ cho các tổ chức XHDS chính là hiện thân cho những gì tốt đẹp nhất, tạo ra tổ chức đối lập với Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam; tăng cường đả kích, xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu của XHCN, tìm mọi cách xoáy sâu, thổi phồng những hạn chế, khuyết điểm dù là nhỏ nhất của Đảng Cộng sản, hệ thống chính trị với mục đích là phá hoại đất nước từ bên trong.
Trả lờiXóa