Người con đất Việt
Mộc bản triều Nguyễn là
di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại
Việt Nam do tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (
UNESCO) công nhận ngày 31 tháng 7 năm 2009. Mộc bản gồm 34.618 tấm, là những văn bản
chữ Hán-
Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào
thế kỷ 19 và đầu
thế kỷ 20. Đây là di sản văn hóa, lịch sử và khoa học vô giá của Việt Nam, là nguồn tư liệu đồ sồ về nhiều công trình lịch sử, địa lý, văn học, pháp luật Việt Nam.
Với nhiều nội dung phong phú và đa dạng, ghi chép về lịch sử và ngôn ngữ văn tự, chính trị xã hội cho đến các vấn đê về pháp chế, về văn hóa - giáo dục, về tư tưởng triết học - tôn giáo cho đến các thể loại văn thơ truyện ký và về lịch sử quan hệ quốc tế, Mộc bản đã phản ánh một cách chân thực, khách quan mọi mặt trong đời sống xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn. Đặc biệt, một trong những nội dung quan trọng được ghi lại trong Mộc bản chính là việc khẳng định chủ quyền và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần biển đảo Hoàng Sa và Trường sa. Mộc bản ghi lại rằng: “Vua bảo bộ công rằng: Trong hải phận Quảng Ngãi có một dải Hoàng Sa, xa trông trời nước một màu, không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây, thuyền buôn thường bị nạn (mắc cạn). Nay nên dự bị thuyền mành, đến sang năm sẽ phái người tới đó dựng miếu, lập bia và trồng cây cối. Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết, ngõ hầu tránh khỏi được nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời”.
Thời kỳ nhà Nguyễn trị vì đất nước, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được vương triều Nguyễn rất quan tâm. Các chúa Nguyễn đã cho lập hải đội Hoàng Sa để bảo vệ vùng lãnh hải, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vua Minh Mạng là người rất quan tâm đến quần đảo Hoàng Sa. Trong thời gian trị vì đất nước, nhà vua đã có nhiều việc làm thiết thực để khẳng định chủ quyền đối với quần này như: cho lập đền thờ ở Hoàng Sa, cho trồng cây trên đảo… Những điều đó, cho thấy chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa đã được các thế hệ cha ông ta khẳng định trong lịch sử. Đây là vấn đề không thể chối cãi. Bởi vậy, việc chính quyền Trung Quốc trong thời gian gần đây liên tục có các hành động gây hấn, xâm phạm chủ quyền, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời tuyên bố chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Các nhà nước Việt Nam từ thời kỳ phong kiến cho đến nay đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như những vùng biển đảo khác trong Biển Đông. Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý quốc tế khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo này; là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu, quản lý 2 quần đảo một cách liên tục, hòa bình và phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.
Trả lờiXóaĐối với mỗi dân tộc, chủ quyền quốc gia trong đó có chủ quyền biển đảo luôn là vấn đề có ý nghĩa trọng đại và thiêng liêng. Lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta từ bao đời nay luôn khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, và mãi mãi chiếm trọn trái tim, tâm trí của mỗi người dân Việt Nam.
Trả lờiXóaChủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng của mỗi dân tộc. Biên giới luôn gắn liền với lãnh thổ (bao gồm cả đất liền, biển, đảo và vùng trời) nên các yếu tố lịch sử, luật pháp và tập quán quốc tế là những cơ sở hết sức quan trọng trong việc khẳng định tính bất khả xâm phạm của biên giới quốc gia. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc chủ quyền của Việt Nam và nằm trong biên giới của lãnh thổ Việt Nam. Mộc bản Triều Nguyễn đã khẳng định chắc chắn điều đó!
Trả lờiXóaTrong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay (điển hình là Mộc bản Triều Nguyễn) cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
Trả lờiXóaCác chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được Nhà nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Tất cả đều chứng minh Hoàng Sa , Trường Sa là của Việt Nam.
Trả lờiXóaMộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam do tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận, chính vì vậy những gì có trong Mộc bản đều là những sự thật đúng đăn được UNESSCO công nhân cũng như quốc tế công nhận, vì vậy chủ quyền biển đảo nước ta được quốc tế công nhận cũng, khu vực biển Đông ở nước ta có chủ quyền khoảng 1 triệu km vuông, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cung thuộc chủ quyền của nước ta là vấn đề không phải bàn cãi.
Trả lờiXóaMộc bản Triều Nguyễn là một trong những tư liệu chứng minh về chủ quyền của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trên thực tế chúng ta có thể biết còn rất nhiều bằng chứng khác chứng minh chủ quyền hai quần đảo này. một trong những việc làm của người dân đó chính là quảng bá hình ảnh, những văn bản tài liệu chứng minh về chủ quyền hai quần đảo của chúng ta với bạn bè thế giới và chỉ trước những bằng chứng đó. chúng ta mới đại diện công lí đòi lại chủ quyền lãnh thổ đang bị chiếm đóng trái phép.
Trả lờiXóachúng ta có những tài liệu chứng minh về chủ quyền lãnh thổ. đó chưa đủ để đòi lại chủ quyền Hoàng Sa và một phần Trường Sa, hơn hết người dân phải biết về lịch sử biết về sự thật từ đó những việc làm của chính phủ phải kết hợp sử dụng sức dân sử dụng công lí để đòi lại chủ quyền, đánh đuổi những tên cướp như cha ông ta đã từng làm, bên cạnh đó chúng ta cần sự ủng hộ từ luật pháp quốc tế cũng như các nước trong khu vực.
Trả lờiXóaLịch sử Việt Nam đều ghi nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đặc biệt là thời Nguyễn, các chúa Nguyễn không chỉ thành lập hải quân ở Hoàng Sa mà còn rất quan tâm tới tàu thuyền qua lại hay bị mắc cạn ở ngoài đó. Các Ngài đã cho người trồng cây để giúp người đi biển tránh mắc cạn. Nói như thế để thấy từ xưa đến nay, Hoàng Sa và Trường Sa vẫn luôn là chủ quyền của Việt Nam và chúng ta có đầy đủ bằng chứng về điều đó.
Trả lờiXóaCác chúa Nguyễn ngày trước đã từng thành lập hải quân trên Hoàng Sa để bảo vệ vùng đảo này. Từ xa xưa Hoàng Sa đã được biết đến là chủ quyền của Việt Nam, các chúa Nguyễn vẫn còn để lại rất nhiều bằng chứng để chứng minh chủ quyền Hoàng Sa của ta. Vậy cớ làm sao Trung Quốc lại không công nhận điều đó. Phải chăng bọn Tàu Khựa bị ngu hết cả rồi.
Trả lờiXóaTrong lịch sử cha ông ta đã có ý thức đánh dấu chủ quyền của mình tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để lưu lại hậu thế. Các bằng chứng chứng cứ đó vẫn còn lưu lại đến ngày nay. Thế nhưng bọn Tàu ngang ngược, chúng cậy nước lớn nên đã xâm chiếm Hoàng Sa của ta và còn muốn chiếm nốt cả Trường Sa nữa. Đây là hành động không thể chấp nhận được. Chúng ta cần phải đưa vụ này ra tòa án quốc tế để giải quyết lấy lại công bằng cho chúng ta.
Trả lờiXóaViệt Nam ta có đầy đủ bằng chứng chứng minh chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lịch sử phong kiến Việt Nam có ghi nhận lại các bằng chứng đó. Còn Trung Quốc chúng chẳng có bằng chứng nào cả, mà chúng đang thực hiện âm mưu cướp hai quần đảo của chúng ta. Chúng dùng các chiêu trò bỉ ổi và ỷ mạnh hiếp yếu để từng bước đạt được âm mưu đó. Nhân dân Việt Nam kiên quyết không để bọn Tàu đạt được tham vọng đó. Chúng ta sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ Quốc.
Trả lờiXóaTrung Quốc hiện nay đã bất chấp luật pháp quốc tế, chúng bây giờ ngang ngược coi trời bằng vung rồi. Chúng ỷ mạnh nên cứ ra sức làm những việc khiến các nước xung quanh vô cùng bất bình. Vậy thì tại sao các nước trong khu vực không liên kết lại để dạy cho Trung Quốc một bài học. Nhất định với tinh thần đoàn kết của các nước nhỏ, sẽ chiến thắng được sư ngông cuồng ngạo mạn của Trung Quốc.
Trả lờiXóa