Người
con đất Việt
Tự do báo chí hay tự
do thông tin là một trong những quyền căn bản nhất của con người,
được hầu hết các quốc gia công nhận bằng văn bản luật, thậm chí quy
định trong Hiến pháp. Đối với Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta
luôn xác định tự do ngôn luận, tự do báo chí là một
trong những quyền cơ bản của con người, đồng thời xem vấn đề này là một thuộc
tính, một bản chất của chế độ ta.
Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, Điều 10 đã ghi rõ: “Công
dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận”. Các bản Hiến
pháp sau này (1959, 1980, 1992) đều kế thừa và phát triển các quy định và
nguyên tắc của Hiến pháp 1946. Cả ba Hiến pháp đều có những quy định về quyền
tự do báo chí. Ở mỗi bản Hiến pháp, nội dung quy định về quyền tự do báo chí
không phải là sự sao chép lại các Hiến pháp trước, mà là sự kế thừa và phát
triển trong điều kiện, hoàn cảnh mới của đất nước.
Điều 15, Hiến pháp năm 1959 bổ sung: “Công dân nước Việt Nam có các quyền tự do ngôn luận, báo chí… Nhà nước bảo đảm những điều
kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó”. Điều
45 Hiến pháp năm 1980 khẳng định: “Công
tác thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, phát thanh, truyền hình, điện ảnh
được phát triển và không ngừng nâng cao về trình độ chính trị, tư tưởng và nghệ
thuật nhằm hướng dẫn dư luận xã hội, giáo dục chính trị văn hóa, khoa học, kỹ thuật và động viên toàn dân ra sức thi
đua xã hội chủ nghĩa”. Điều 67, Hiến pháp năm
1980 còn tiếp tục khẳng định thêm: “Công
dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội,
tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân. Nhà
nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó. Không
ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và
của nhân dân”. Trên cơ sở kế thừa các bản
Hiến pháp trước, Hiến pháp 1992 đã quy định một cách đầy đủ hơn quyền tự do báo
chí của công dân. Điều 69, Hiến pháp năm 1992 bổ
sung: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định
của pháp luật”.
Như vậy, Hiến pháp - đạo luật cao nhất của Nhà nước Việt Nam luôn
quy định tự do báo chí là một quyền cơ bản của công dân. Ngoài ra, để cụ thể
hóa quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân Đảng, Nhà nước ta đã quy
định vấn đề này trong các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng cũng như hệ thống pháp
luật của Nhà nước. Điều này khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước
ta đối với vấn đề tự do báo chí, tự do ngôn luận, đồng thời là cơ sở quan trọng
nhất để bác bỏ các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc về vấn đề tự do báo chí ở
Việt Nam, luận điệu Việt Nam không có tự do báo chí, không có tự do ngôn luận
của các thế lực xấu, thù địch với nước ta.
Đối với Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản của con người, đồng thời xem vấn đề này là một thuộc tính, một bản chất của chế độ ta...thế nhưng , không biết có phải bọn rận chủ hay bọn ngoại bang có bị mù mắt hay có học hết lớp 1 hay không mà luôn kêu gào và vu khống quyền tự do dân chủ tại nước ta..hay bọn chúng chỉ như những con *** chuyên bám gót ngoại bang hòng kiếm những đồng tiền bố thí để sông qua ngày và vác mồm đi chửi lại quê hương tổ quốc mình
Trả lờiXóaNói là tự do báo chí, tự do ngôn luận nhưng tất cả đều phải theo quy định, quy chuẩn của pháp luật, việc sử dụng quyền tự do của mình để góp phần làm tốt cho xã hội, cho cộng đồng thì dĩ nhiên được ủng hộ. Tuy nhiên có thể thấy việc lợi dụng điều này để tuyên truyền chống phá cũng là một trong các thủ đoạn thường thấy của các thế lực thù địch, chúng tự cho mình quyền muốn nói gì thì nói, rồi xuyên tạc đường lối của nhà nước vu vạ trắng trợn rằng Việt Nam vi phạm tự do báo chí, nhân quyền, ngôn luận.
Trả lờiXóaTự do báo chí là vấn đề mà pháp luật nước ta cần phải làm rõ, vì chúng ta có thể thấy rằng trên thực tế, đã có rất nhiều kẻ lợi dụng tự do báo chí để phát ngôn, viết bài, tiến hành một số hoạt động với âm mưu xấu, chống đối Đảng, Nhà nước,, vu khống Đảng và Nhà nước. vì vậy chúng ta cần phải có những quy chế cơ bản để quản lý được lĩnh vực thông tin này của người dân, hạn chế những mặt trái của nó
Trả lờiXóaTự do báo chí hay tự do ngôn luận hay các quyền tự do khác, chúng ta cần phải làm rõ chúng, chúng ta làm rõ vì đã có rất nhiều người hiểu nhầm về các quyền tự do này, họ cho rằng đó là tự do tuyệt đối nên muốn làm gì thì làm về kết quả cũng cho ta thấy có nhiều vụ việc đánh tiếc xảy ra. nên làm rõ và giải thích cho mọi người dân được hiểu về các quyền tự do và các điều luật khác là vấn đề hết sức quan trọng
Trả lờiXóatự do báo chí hay tự do gì khác thì vấn đề đầu tiên thì phải tuân thủ theo pháp luật, vì sẽ không có cái gì là tự do tuyệt đối trên thế giới này cả, sự tự do đó phải được quy đinh trong khuôn khổ của pháp luật, và chỉ có đảm bảo pháp luật, ý chí của toàn dân mới có thể được tự do được. vì thế việc làm rõ vấn đề này để cho mọi người hiểu là vấn đề quan trọng và cần phải làm ngày và phải duy tri, đặc biệt là ở các vùng dân cư khó khăn
Trả lờiXóaTự do báo chí là vấn đề chúng ta cần phải làm rõ để cho mọi người dân hiểu, tránh những trường hợp hiểu nhầm đáng tiếc. chúng ta cần phải làm rõ cho người dân đặc biệt là đội ngũ nhà báo, những người đưa tin được biết quyền tự do của họ, phải cho họ hiểu rằng, quyền tự do của họ trước tiên là phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật chứ không phải muốn làm gì cũng được, tránh trường hợp lợi dụng quyền này để tiến hành các hoạt động xấu
Trả lờiXóa