Khổng Tử
Người con đất Việt
Trong cuộc
hội đàm giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc
Cường nhân dịp Thủ tướng Lý Khắc Cường sang thăm Việt Nam hồi tháng 10 vừa qua,
hai bên đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó có một vấn đề thu hút
được sự chú ý của dự luận đó là việc hai bên nhất trí ký kết văn bản hợp tác thỏa
thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội nhằm truyền bá
những tư tưởng cao cả của Khổng tử đến với người dân Việt Nam.
Khổng Tử (551
- 479 TCN), là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Quốc, các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng
rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á. Người Trung Quốc đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc
thầy của muôn đời). Những tư tưởng của ông đã có ảnh hưởng sâu rộng không chỉ đối
với xã hội Trung Quốc mà còn có ảnh hưởng lớn đối với nhiều quốc gia khác,
không chỉ có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội cổ đại mà cho đến ngày nay nhiều
tư tưởng của ông vẫn còn nguyên giá trị. Chẳng hạn, tư tưởng triết học của Khổng
Tử chú trọng vào sự tu dưỡng đạo đức cá nhân trước tiên, sau đó nuôi dưỡng gia đình, rồi mới đến
cai trị thiên hạ bằng lòng nhân từ: "Tu
thân, Tề gia, Trị quốc, Bình Thiên hạ". Ông cũng nhấn mạnh vào Ngũ thường: "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín". Nhân là lòng từ thiện,
Nghĩa là làm tròn bổn phận, Lễ là sự tôn ti trật tự hay quy tắc trong việc đối
nhân xử thế với người trên kẻ dưới, Trí là trí tuệ minh mẫn làm việc gì cũng phải
suy nghĩ, Tín là lòng thành thực hiện điều đã nói. Người ta phải giữ năm đạo đó
làm thường, chẳng nên để rối loạn. Về giáo dục, Khổng
Tử nhấn mạnh: cả thầy và trò đều phải có nghĩa vụ to lớn với nhau. Trò phải tôn
kính thầy, dẫu sau này có thành đạt, quyền cao chức trọng đến đâu chăng nữa
cũng không được bỏ rơi lễ nghĩa, vẫn luôn phải cung kính thầy. Ngược lại, người
thầy thì phải có tư cách mẫu mực để làm gương cho trò. Người thầy có can trực,
đạo đức, như thế mới có thể đào tạo nên những học trò hữu ích cho đất nước. Về vũ
trụ quan, tư tưởng của Khổng Tử thể hiện bằng tám quẻ: Càn là Trời, Khôn là Đất,
Ly là mặt Nhật, Khảm là mặt Nguyệt...
Những tư tưởng của Khổng Tử không chỉ giáo dục con người biết
hướng tới cái thiện, cái hoàn mỹ mà còn phù hợp với người Phương Đông chúng ta.
Tuy nhiên, ngay sau khi có chủ trương thành lập Viện Khổng Tử ở Việt Nam, một số
cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí với Nhà nước ta đã lập ra các diễn đàn, viết
bài đăng tải trên các trang mạng phản đối việc này, thậm chí nhiều người còn
quy kết cho rằng đó là sự xâm lăng của văn hoá Trung Quốc…
Thiết nghĩ trong xã hội hiện đại, đặc biệt là trong bối cảnh
hội nhập quốc tế hiện nay, việc chúng ta tiếp thu những tinh hoa văn hoá của
nhân loại là hết sức cần thiết, nhất là khi những văn hoá đó lại phù hợp với đất
nước, con người Việt Nam. Bởi vậy, việc chúng ta chủ trương thành lập Viện Khổng
Tử không có gì sai, bởi những tư tưởng của Khổng Tử có giá trị hết sức to lớn,
góp phần giáo dục con người biết hướng về cái thiện, biết làm những điều hay lẽ
phải, sống thế nào cho có đạo lý. Đó là những điều đáng được tiếp thu và trân
trọng.
Thực tế thì có rất nhiều kẻ rỗi việc, ăn xong chẳng có gì làm thì ngồi soi mói, bới móc, bịa đặt về người khác. Nhưng những lời lẽ đó không hơn gì là những câu chuyện phiếm mà thôi. Quan trọng chúng ta cần phải nhìn nhận được việc nào đúng, việc nào sai, việc nào thích hợp để làm
Trả lờiXóaViệc thành lập Viện Nghiên cứu Khổng Tử đâu có gì mà mọi người có vẻ quan trọng hóa nó quá vậy. Cá nhân tôi nhận thấy, việc đó đâu có gì quá nghiêm trọng, bản thân tôi cũng rất ngưỡng mộ tài năng và đức độ của vị Nho học Khổng Tử, muốn tìm hiểu các nền văn hóa trên thế giới, và Trung Quốc cũng là một trong số đó mà thôi.
Trả lờiXóaKhổng Tử là một người có một trong những người có tầm quan trọng to lớn trong tư tưởng của người Trung Quốc xưa và nay vì những lý luận về chính trị, đạo đức của ông vẫn luôn có những giá trị vô cùng to lớn. Việc thành lập Viện Khổng Tử ở Việt Nam cũng là một trong những việc cần thiết và quan trọng để chúng ta có thể tiếp thu văn hóa, văn minh của nhân loại và nó cũng góp phần hướng con người đến cái thiện. Đạo đức của Khổng Tử còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhất là trong giai đoạn hiện nay khi đạo đức của một bộ phận giới trẻ đang đi xuống.
Trả lờiXóaKhổng Tử là một nhà tri thức lớn của nhân loại, là một con người mà mãi mãi đời sau phải kính trọng bởi những chuẩn mực đạo đức mà ông đưa ra có giá trị nhân văn hết sức sâu sắc, Bác Hồ của chúng ta cũng đã đến thăm đền thờ Khổng Tử một lần vì Bác kính trọng ông. VIệc thành lập viện Khổng Tử ở VIệt NAm cũng là một cách để chúng ta có thể nghiên cứu sâu hơn những giá trị mà Khổng Tử đưa ra và có thể áp dụng và văn hóa nước ta làm cho văn hóa nước ta thêm phong phú, sâu sắc hơn
Trả lờiXóaTriết học của ông nhấn mạnh trên sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: "tu thân, tề gia, bình thiên hạ", sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, "Đạo Trung Dung" và các đức tính "Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín".
Trả lờiXóaChính vì vậy, việc thành lập ra viện nghiên cứu Khổng Tử được xem là một việc làm hết sức bình thường không có gì mà phải um xùm lên như vậy.
Về việc thanh lập viện Khổng Tử tôi thấy nhiều ý kiến cho rằng nước ta sẽ bị đồng hóa theo văn hóa của trung hoa. Nhưng tôi thấy, nếu các bạn nhìn nhận theo vấn đề đó là hơi lệch một chút. Chúng ta phải thừa nhận rằng, văn hóa của chúng ta có nét giống văn hóa trung hoa nói riêng, á đông nói chúng, nhưng chúng ta cũng cần phải thấy được những đặc trưng văn hóa riêng của chúng ta, rồi còn việc lập viện KhổngTử để chúng ta nghiên cứu về các giá tri mà Khổng Tử đã đưa ra để từ đó có thể áp dụng cái gì đó vào nước ta làm cho văn hóa nước ta thêm phong phú hơn, đẹp hơn
Trả lờiXóaTư tưởng triết học của Khổng tử được quốc tế đón nhận một cách rất tích cực, tìm hiểu triết học của ông cũng là tìm hiểu văn minh của người TQ và bộ phận của người Đông Á, tư tưởng triết học của Khổng tử còn thể hiện cho tới tận ngày nay. Việt Nam chúng ta có cơ hội cũng tìm hiểu cội nguồn của TQ để biết thêm về suy nghĩ cũng như văn hóa của người dân TQ từ đó chúng ta có cách để sống, chơi với họ. nhất là việc tranh chấp lãnh thổ hiện nay,
Trả lờiXóatheo Khổng Tử, tu thân , tề gia , trị quốc rồi mới bình thiên hạ, Tu thân là không, hà hiếp đánh đập đồng loại như bọn côn an đang làm. Vì quyền lơi của bọn Tầu cẩu mà đánh đập bắt bớ dân ta, can tâm làm tay sai cho giặc, rồi nay còn nghe theo lời tầu cẩu lập nên cái viên nầy ma không thấy nhục thì mới lạ . Đã thiếu đạo đức nghiêm trọng thì có xây thêm mười cái viên cũng chỉ toàn là bọn bán nước , thay đổi được cái gì ?
Trả lờiXóaĐạo đức đảng viên hiện nay thì đến cái cầu xí của các em chúng cũng còn xực được, bu vào kê giá lên mà hưởng lợi. Hài cốt của cán bộ VC chúng cũng nghĩ ra cách làm tiền dựa vào các nhà "ngoại cảm", thế thì tại sao tự nhiên chúng quan tâm tới việc giảng dạy đạo đức tầu cho dân việt ? Tại sao tự nhiên chứng minh nhân dân nay phát hành từ bên Tầu với 12 con số giống hệ thống bên tầu ? Thế mà có người còn có thể mở mõm phát biểu học văn hóa tầu thì có gì lạ, rồi kế tới là học chữ tầu chúng cũng chẳng thấy gì sai, rồi cuối cùng thì dựng cái quốc kỳ tầu với 6 ngối sao cũng chẳng thấy có chi áy náy . Từ đâu mà con người VN ngày càng phụ thuộc tầu, đàn áp đánh đập dân để bảo vệ quyền lợi cho tầu ? Tại sao những người hy sinh nằm xuống vì chống quân xâm lược lại không được cho đặt vòng hoa tưởng niệm, trong thi đó thì những thằng giặc tầu bị đền tội thì lại được có nghĩa trang liệt sỹ tầu trên đất Việt ? Hỡi người việt Nam, đừng mơ ngủ nữa. Đã tới lúc phải thấy được nguy cơ mất nước đã gần , Dân Việt đang làm nô lệ cho Tầu dưới sự cai trị của đám tay sai vô lương tâm, một bọn bán nước cầu vinh xảo trá. Tỉnh dậy đi hỡi đồng bào tôi. VN ta bao năm chiến đấu chống quân thù xâm lược bắc phương với những chiến công lừng lẫy, nay sao ta lại đê hèn khốn nạn đến thế này ? VN ta từng là hòn ngọc viễn đông, nay thì dân phải tha phương cầu thực, Đảng chỉ biết tìm cách duy trì thế lưc của mình băng mọi giá, kể cả bán nước để tồn tại .
Trả lờiXóa