Tổng thống Mỹ Obama giải thích với Thủ tướng Đức Merkel
về việc mật vụ Mỹ nghe trộm điện thoại
Khoaito@
Những ngày cuối tháng 10 vừa qua chính trường thế giới
rúng động trước thông tin nguyên thủ nhiều quốc gia trên thế giới đã bị mật vụ
Mỹ nghe trộm điện thoại, trong đó có những nguyên thủ thuộc các quốc gia đồng
minh với Mỹ. Sự việc này đã gây nên làn sóng chống Mỹ mạnh mẽ ở nhiều quốc gia
trên thế giới, khiến Mỹ đang rơi vào cuộc khủng hoảng mất niềm tin với các đồng minh.
Chính điều đó đã buộc lãnh đạo Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) cùng với
các quan chức cấp cao an ninh khác đã phải điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ
viện về bê bối nghe lén điện thoại ở nước ngoài vào ngày 30 tháng 10 vừa qua.
Theo báo chí Anh cũng như những tiết lộ của cựu điệp viên Edward Snowden đã có khoảng 35 nguyên thủ của
các quốc gia và hàng trăm công dân bị mật vụ Mỹ đặt máy nghe lén điện thoại,
trong đó có cả những nguyên thủ của các quốc gia là đồng minh thân cận của Mỹ
như: Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Hàn Quốc. Đặc biệt, việc mật vụ Mỹ nghe lén
điện thoại của chính công dân nước mình cũng gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ
trong dư luận Mỹ, đồng thời xem đó là hành động không thể chấp nhận được. Hàng
nghìn người đã biểu tình ở Mỹ để phản đối việc mình bị chính quyền xâm phạm đời
tư, đồng thời cho rằng trách nhiệm này thuộc về
chính quyền hiện nay của Tổng thống Barack Obama.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây đó
là vấn đề này có liên quan tới vấn đề nhân quyền hay không? Việc mật vụ Mỹ nghe
lén điện thoại của một số nguyên thủ của các quốc gia cũng như của công dân có
vi phạm quyền con người hay không? Lâu nay người Mỹ vẫn cho mình cái quyền đi
nhận xét, đánh giá về tình hình nhân quyền của các quốc gia khác. Vậy sự việc
trên xảy ra người Mỹ sẽ nghĩ gì về vấn đề nhân quyền thực sự đang diễn ra trước
mắt mình.
Ðiều 12 Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế năm 1948 quy định: “Không một ai
bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư
tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền
được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy”. Điều
17, Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định: “Không
ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia
đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín”. Như
vậy, đối chiếu với những quy định trong Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế cũng như
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị thì việc làm trên của Cơ quan
an ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã vi phạm nghiêm trọng đời sống riêng tư, hay nói
cách khác là vi phạm quyền con người.
Mặc dù, chính quyền Mỹ luôn biện minh cho hành động
của cơ quan an ninh quốc gia về việc chặn thu và
nghe lén điện thoại của các công dân Mỹ và hàng chục nhà lãnh đạo trên khắp thế
giới là nằm trong khuôn khổ luật pháp nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố.
Tuy nhiên, sự thực thì chắc ai cũng biết, đây đều được nằm trong chương trình kế
hoạch hoạt động của Mỹ phục vụ cho chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước Mỹ.
Là quốc gia luôn hô hào về việc đảm bảo quyền con người, tôn trọng nhân quyền,
cho mình cái quyền đánh giá, phán xét nhân quyền ở các quốc gia khác nhưng người
Mỹ đâu biết rằng mình lại chính là quốc gia đang vi phạm nghiêm trọng về nhân
quyền.
có thể nói sau khi nhiều thông tin tình báo của Mỹ bị Snowden tiết lộ thì nước Mỹ đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, có thể gọi là khủng hoảng về ngoại giao khi có nhiều chứng cứ cho rằng Mỹ đã vi phạm quyền tự do của người dân không chỉ trên nước Mỹ và các nước khác khi tiến hành nghe lén, lấy các thông tin cá nhân. có thể nói chính quyền của Mỹ đang phải đối mặt với bản án mà thế giới đưa ra về việc vi phạm nhân quyền một cách thậm tệ mà Mỹ vẫn thường tung hô rằng minh đảm bảo
Trả lờiXóavới những thông tin mật của nước Mỹ đang bị lỗ ra thời gian gần đây đã cho cả thế giới biết bản chất thật của một nước mà từ lâu cứ cho mình luôn dân chủ nhân quyền, Mỹ đang vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng không chỉ trong nước mà cả các nước khác do đó Mỹ cần phải có các hành động sửa sai ngay và phải có lời xin lỗi trước mọi người trước khi quá muộn, trước khi cả thế giới quay lưng lại với nước Mỹ. Điều này cũng cho mọi người bài học về việc lưu giữ các thông tin cá nhân của mình
Trả lờiXóakhông biết sau hàng loạt các vụ bê bối xẩy ra liên tiếp như vậy thì một quốc gia luôn tự hào về bản thân mình là quốc gia mẫu mực về nền dân chủ và luôn luôn hướng cả thế giới đi theo mình thì họ sẽ có cách ứng xử thế nào đây khi mà giờ đây tất cả các nước trên thế giới kể cả các đồng mình từng một thời kề vai sát cánh bên mình cũng đang mất niềm tin và dè chừng với người khổng lồ này quả là mất mặt cho một cường quốc như vậy
Trả lờiXóahy vọng rằng sau hàng loạt những vụ bê bối này chính quyền mỹ sẽ bớt cái giọng điệu hống hách của bản thân mình đi ...bớt soi sét tình hình nhân quyền của các quốc gia thù địch trên thế giới khi mà chính bản thân mình cũng đang dính dáng đến những vụ việc tưởng như không có lối thoát,...liệu có ai sẽ nghe theo một quốc gia như vậy nữa không..? khi mà chính mình lại luôn mắc phải các vấn đề về nhân quyền
Trả lờiXóaĐiều 17, Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định: “Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín”!
Trả lờiXóaVậy tại sao Mỹ lại dám nghe lén điện thoại của các nước khác trên thế giới, mà trong đó có nhiều chính trị gia nữa chứ. Mỹ đang vi phạm nhân quyền một cách hết sức nghiêm trọng, vậy tại sao Mỹ lại lấy cái giọng điệu nhân quyền ra để áp đặt các nước khác. Có lẽ sau vụ này Mỹ sẽ bớt hống hách hơn!
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa