Khi
nói về vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo có rất nhiều tài liệu đề cập đến. Đây
là vấn đề liên quan đến đời sống tinh thần của tín đồ, cũng lại là vấn đề mà rất
nhiều người quan tâm. Ở Việt Nam, vấn đề tự do tín ngưỡng luôn là vấn đề mà các
thế lực thù địch quan tâm, tìm cách bóp méo, xuyên tạc nhằm vu cáo Việt Nam vi
phạm, hay đàn áp tôn giáo. Họ đưa ra một cách hiểu sai lầm về tự do tín ngưỡng,
tôn giáo. Họ đứng ở nửa bên kia của trái đất để bàn luận và phán quyết về tự do
tôn giáo trên thế giới. Để rồi những kết luận đậm đặc sai trái và phí lý của họ
lại làm cho họ “tự giẫm lên chân mình”.
Tôn giáo có mặt ở mọi quốc gia trên thế
giới. Có những tôn giáo tồn tại ở nhiều quốc gia. Do vậy vấn đề tôn giáo dường
như không còn là việc riêng của từng quốc gia. Những vấ đề xả ra liên quan đến
tôn giáo, dù là ở nơi đâu trên thế giới thì đều thu hút sự quan tâm lớn của cộng
đồng thế giới. Chính vì vậy, tự do tín ngưỡng, tôn giáo hiển nhiên là vấn đề
luôn được quan tâm.
Tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận quần
chúng tín đồ.Tuy nhiên, những nhu cầu đó lại liên quan đến các vấn đề xã hội. Chẳng
hạn như, việc xây dựng, sửa chữa các cơ sở thờ tự thì liên quan đến vần đề đất
đai. Hoạt động in ấn, xuất bản các sách tôn giáo lại liên quan đến luật xuất bản,
liên quan đến lĩnh vực quản lý văn hóa…Do vậy, ở mọi quốc gia, vấn đề : tự do
tín ngưỡng, tôn giáo đều phải đặt trong khuôn khổ các quy đinh của pháp luật.
Ngay cả ở những nước lớn như Mỹ, Pháp… thì các hoạt động tôn giáo cũng luôn phải
đăt trong các quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là, các hoạt động tôn
giáo diễn ra bình thường những phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Thực tế,
đã có nhiều lúc Mỹ lớn tiếng nói về tự do tôn giáo, những trên thực tế trong
các quy định pháp luật của Mỹ cũng ghi rất cụ thể việc tôn giáo phải chấp hành
các quy định của pháp luật. Chẳng hạn như việc các
cơ quan bảo vệ pháp luật ở Mỹ đã bắt giữ 7 thành viên của nhóm Hutaree (tên thổ
ngữ mà những người trong nhóm tự đặt ra) vì có hành vi chống lại chính quyền Mỹ.
Nhóm Hutaree có trụ sở tại bang Michigan, đã lên kế hoạch giết một sĩ quan cảnh
sát sau khi tấn công một đám tang, nhằm bắt đầu một cuộc nổi loạn, sử dụng vũ
khí chống lại chính quyền Mỹ. Khi bị bắt, nhóm này xưng danh "chiến binh
Thiên Chúa giáo" và nói rằng họ được quyền làm theo "Chúa".
Vì vậy, tự do tôn giáo không thể đồng nghĩa với việc lợi dụng tôn giáo để tiến
hành các hoạt động vi phạm pháp luật, xâm phạm các lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Hay như trong Luật ngày 9 - 12 - 1905 của
nước Cộng hòa Pháp, tại Điều 26 cũng có nêu rõ "Việc tụ tập để thực hiện các nghi lễ tôn
giáo phải báo cáo và chịu sự kiểm soát của cơ quan chính quyền có chức năng giữ
gìn trật tự công cộng. Cấm việc hội họp có tính chất chính trị ở nơi chuyên
dùng vào việc thờ cúng và thực hành lễ nghi tôn giáo". Điều 35 của luật
này cũng nêu rõ: "Giáo sĩ nào công khai bằng lời nói hoặc bằng văn bản kêu
gọi, khước từ việc thi hành pháp luật của nhà nước sẽ bị phạt tù từ 3 tháng tới
2 năm"…Từ đo có thể thấy rằng, tôn giáo phải đặt dưới sự quản lý của
nhà nước. Việc quản lý của nhà nước đối với tôn giáo là để tôn giáo đó phát triển
đúng đắn, ngày càng tốt đẹp hơn và không để lợi dụng tôn giáo, dung tôn giáo
vào các hoạt động chống phá nhà nước.
Vấn đề về tự do tín ngưỡng, tôn giáo không hề
khó hiểu. Vấn đề phức tạp ở chỗ, đây là vấn đề thuộc nhu cầu tinh thần của một
bộ phận nhân dân, lại là vấn đề thường hay bị lợi dụng xuyên tạc mà thôi. Khi đánh giá về tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải dựa trên
tình hình khách quan về đời sống tôn giáo ở một quốc gia, vùng, lãnh thổ, bao gồm
cả đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần. Không chỉ nhìn vào một số đối tượng
theo tôn giáo nhưng vi phạm pháp luật lại “chụp mũ”, hoặc lợi dụng tôn giáo để
vi phạm pháp luật mà cho rằng nhà nước đó đã “đàn áp tôn giáo”. Những ai lợi dụng
tôn giáo để gây mất ổn định xã hội, lật đổ chính quyền thì đều được coi là vi
phạm pháp luật của quốc gia ấy và họ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành
vi của mình. Hiểu đúng về tự do tín ngưỡng, tôn giáo là cách để mỗi
chúng ta tránh được luận điệu xuyên tạc của những kẻ xấu.
Người Thủ Thư
Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam - từ chính thể dân chủ cộng hòa đến chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa, luôn luôn tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết, hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật - đó là sự thật không ai có thể xuyên tạc và phủ nhận!
Trả lờiXóatự do tôn giáo là quyên của con người mà mỗi quốc gia đều phải thực hiện, nhưng đã có một bộ phận người dân đặc biệt là các giáo dân đặc biệt là các giáo dân về quyền này, họ đã hiểu sai khi họ cho rằng đó là quyền tự do tuyệt đối, dẫn đến bị một số kẻ xấu lợi dụng, xuyên tạc các vấn đề, kích động làm nhưng việc trái pháp luật dẫn đến nhiều hậu quả xấu. Tôi nghĩ rằng, cần phải tuyên truyền giải thích nhiều hơn nữa để cho mọi người đều hiểu về cái này
Trả lờiXóaVấn đề tôn giáo đã từng bị chủ nghĩa đế quốc tìm cách lợi dụng phục vụ cho âm mưu xâm lược và chống phá cách mạng ở Việt Nam nói riêng và các nước xã hội chủ nghĩa nói chung. Chúng sử dụng tôn giáo như là một chiêu bài trong âm mưu diễn biến hòa bình hòng chống phá sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam cũng như các nước khác.
Trả lờiXóaViệt nam là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau và đang có chiều hướng phát triển trên phạm vi cả nước.Vì vậy để tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới ở nước ta , trước hết đòi hỏi Đảng và nhà nước ta cần phải có cái nhìn đúng đắn những vấn đề lí luận và thực tiễn về vấn đề tôn giáo cũng như có những chính sách về tôn giáo một cách phù hợp và linh hoạt trong tình hình hiện nay.
Lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,họ cho rằng chế độ XHCN là vô thần không thể dung hòa với các tín ngưỡng trong xã hội.Họ vu khống nhà nước Việt Nam coi tôn giáo như kẻ thù,để kích động chia rẽ chính quyền với bà con giáo dân,nhằm lấy tôn giáo làm bàn đạp để tấn công chế độ của đất nước.Trên thực tế đây chính là cái cớ,chúng không hề biết đến chính sách,đường lối của Đảng và nhà nước ta,chúng quy chụp vấn đề một cách hoàn toàn mang tính chủ quan,mang tính chất hận thù và kích động phá hoại.
Trả lờiXóaVấn đề Tôn Giáo ở Việt Nam cũng là một vấn đề hết sức nhạy cảm,đây là một trong những cái cớ để các thế lực thù địch “vin vào” thực hiện âm mưu chia rẽ,lôi kéo các Tôn Giáo vào các hoạt động,gây mất ổn định tình hình chính trị,ổn định đất nước.Các thế lực thù địch luôn lợi dụng triệt đề vấn đề này để xâm phạm đến tình hình an ninh,chính trị của đất nước
Trả lờiXóaTrong một đất nước đa dân tộc đa tôn giáo như Việt Nam thì tự do tôn giáo luôn là vấn đề nhạy cảm, là cơ hội để các thế lực thù địch xuyên tạc, làm xấu hình ảnh của Đảng, nhà nước,kích động dân chúng, tất cả đều nhằm tới mục địch chống phá nhà nước, chia rẽ tình cảm dân tộc, lật đổ chính quyền, làm nao núng lòng dân. Phải có biện pháp mạnh tay đối với những hành vi này.
Trả lờiXóaHiện nay, vấn đề tôn giáo luôn bị các thế lực thù địch lợi dụng để phục vụ lợi ích chính trị của chúng. Việc lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch được gắn với vấn đề dân tộc, nhân quyền và lợi dụng một số sai sót ở cơ sở trong việc thực hiện chính sách tôn giáo để xuyên tạc tình hình tôn giáo trong nước. Chúng còn lôi kéo những phần tử ly khai trong các tôn giáo gây mất ổn định nội bộ tôn giáo. Việc lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Trả lờiXóaChủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch xác định tôn giáo là vấn đề nhạy cảm, tín đồ tôn giáo là lực lượng xã hội dễ lừa bịp, kích động để tạo dựng “ngọn cờ”, tập hợp lực lượng chống đối.công tác tôn giáo hiện nay vừa đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng tín đồ, vừa phải cảnh giác đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch hòng chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Trả lờiXóaNhà nước Việt Nam luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng, nhưng cũng có những quy định cụ thể để bảo vệ đất nước.Pháp lệnh và Nghị định quy định hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo có thể bị đình chỉ nếu vi phạm một trong các trường hợp : xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc môi trường; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác. Quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng cho phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo khi nó diễn ra mà xâm phạm, ảnh hưởng, tác động xấu đến các quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ.
Trả lờiXóaNgay từ khi đặt chân vào Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc đã tính toán đến âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta. Chúng tìm cách mua chuộc, lôi kéo các giáo sĩ, tín đồ các tôn giáo để thực hiện mục đích chính trị phản động. Khi Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam (1975), viên Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn - Polga - nói rằng: “Sau khi Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam thì lực lượng đấu tranh với cộng sản, chủ yếu là tôn giáo...”.
Trả lờiXóaDo đó chúng ta phải luôn cảnh giác với vấn đề nhạy cảm này, Phải bảo vệ đất nước.
Hiện nay và trong thời gian tới, các thế lực thù địch đã, đang và sẽ tăng cường chỉ đạo, giúp đỡ mọi mặt để phát triển đạo trong các vùng dân tộc ít người, bao gồm cả phát triển các đạo giáo mới và cả số người theo đạo, biến các tổ chức và hoạt động tôn giáo thành các tổ chức và hoạt động chính trị chống lại cách mạng Việt Nam. Chúng ta phải thường xuyên nêu cao cảnh giác, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền để nhân dân thấy rõ âm mưu thâm độc của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóacác lực lượng thù địch nhìn nhận tôn giáo ở Việt Nam như một lực lượng chính trị có thể “đối trọng” với Đảng Cộng sản Việt Nam và đang hậu thuẫn cho số đối tượng chống đối trong các tôn giáo cả về tinh thần và vật chất, phục vụ cho âm mưu sử dụng tôn giáo làm lực lượng thúc đẩy nhanh tiến trình “dân chủ hoá” nhằm làm thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Chính sự hậu thuẫn này là nhân tố kích động số phần tử quá khích trong tôn giáo có thái độ thách đố với chính quyền.
Trả lờiXóaHiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, điều 70 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tụn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.”
Trả lờiXóaXuất phát từ bản chất văn hóa của dân tộc, từ chính sách đại đoàn kết toàn dân, chúng ta có những chính sách đúng đắn về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Giờ đây, trong hoàn cảnh mới của yêu cầu phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy nhanh sự nghiệp cụng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta đề ra nhiều chủ trương, giải pháp mới để củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, làm thất bại hoàn toàn mọi âm mưu đen tối của các thế lực phản động
Trả lờiXóaViệc cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam áp dụng các biện pháp ngăn chặn những hành vi lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật thực chất là thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tôn giáo. Không chỉ với Việt Nam, tôn giáo và hoạt động tôn giáo ở bất kỳ quốc gia nào cũng phải trong khuôn khổ của hiến pháp, pháp luật. Chính thể của các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo và hoạt động tôn giáo thông qua hệ thống pháp luật. Chẳng hạn ở Pháp, tại Điều 26-Luật ban hành ngày 9-12-1905 quy định: "Việc tụ tập để thực hiện các nghi lễ tôn giáo phải báo cáo và chịu sự kiểm soát của cơ quan chính quyền có chức năng giữ gìn trật tự công cộng. Cấm việc hội họp có tính chất chính trị ở nơi chuyên dùng vào việc thờ cúng và thực hành lễ nghi tôn giáo". Tại Điều 35 của luật này cũng quy định: "Giáo sĩ nào công khai bằng lời nói hoặc bằng văn bản kêu gọi, khước từ việc thi hành pháp luật của nhà nước sẽ bị phạt tù từ 3 tháng tới 2 năm".
Trả lờiXóamột số chức sắc, chức việc và giáo dân mặc dù có những hành vi, việc làm sai trái bị chính quyền xử lý theo quy định pháp luật nhưng không tự nhận thấy trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của người công dân trước pháp luật. Mà sai lầm, cho rằng chính quyền, Nhà nước kỳ thị với người có đạo, thậm chí còn quy kết rằng chính quyền thiếu tôn trọng sự tự do tôn giáo , nhân quyền. Còn ảo tưởng, hoặc cố tình “gieo” hy vọng cho một số giáo dân rằng, sẽ có quốc gia, tổ chức nào đó trên thế giới bênh vực. Họ không tự thấy, lẽ thường việc nước cũng gần như việc nhà, mọi vấn đề đều phải có tôn tri, trật tự, có trên, có dưới, phải đảm bảo nề nếp, kỷ cương; vượt ra ngoài quy chuẩn là vi phạm cả về mặt đạo đức và pháp lý. Truyền thống dân tộc ta chỉ rõ: Nhận ra lẽ phải, thấy rõ trách nhiệm là người có đạo lý và thông minh.
Trả lờiXóaTự do tôn giáo không có nghĩa là tự do truyền đạo trái pháp luật; không có nghĩa là tự do hiến nhượng đất đai, lấn chiếm xây cất, cơi nới nhà thờ, chùa chiền; không có nghĩa là tự do lập lực lượng tự vệ, tự do quan hệ móc nối, tiếp tay cho kẻ xấu, lực lượng thù địch gây rối an ninh trật tự... chống phá Đảng , chính quyền, phá hoại tình làng, nghĩa xóm, chia rẽ đoàn kết trong cộng đồng dân cư, ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên và sản xuất kinh doanh của nhân dân.
Trả lờiXóaCần phải thấy và nhận thức đúng đắn rằng, muốn có tự do trước hết phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật và tuân theo những đạo lý, đã thành lối quen có yếu tố văn hóa và nề nếp của thôn, xóm, địa phương... Tất cả quốc gia trên thế giới, tự do tôn giáo đều phải gắn liền với tuân thủ nghiêm minh pháp luật. Không thể cho rằng, người có tín ngưỡng, tôn giáo, tổ chức tôn giáo thì muốn làm gì liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo là làm. Mọi việc đều gắn với lợi ích chung của cộng đồng, quốc gia, dân tộc; cần phải được quản lý bằng pháp luật đó là thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân trong quá trình tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Nhân dân ủy quyền cho Nhà nước phải thực hiện việc quản lý xã hội một cách nghiêm minh.
Trả lờiXóaở mọi quốc gia, vấn đề :tự do tín ngưỡng , tôn giáo đều phải đặt trong khuôn khổ các quy đinh của pháp luật. Ngay cả ở những nước lớn như Mỹ, Pháp… thì các hoạt động tôn giáo cũng luôn phải đăt trong các quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là, các hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường những phải tuân thủ các quy định của pháp luật
Trả lờiXóaTín ngưỡng tôn giáo là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, tạo nên những đặc trưng văn hóa cho Việt Nam. Đảng và nhà nước luô tôn trọng tự do tôn giáo của mỗi người, nhưng tự do tôn giáo là vấn đề rất dễ bị xuyên tạc, lợi dụng bởi các thế lực thù địch. Những hành vi lợi dụng tự do tôn giáo để chống phá nhà nước sẽ bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.
Trả lờiXóaTừ góc độ văn hóa, có thể coi nhiều tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới là sản phẩm sáng tạo của loài người. Một số người sáng lập ra một số tôn giáo được tôn xưng vì họ đã phấn đấu, hy sinh vì hạnh phúc của con người, hướng tới những giá trị tốt đẹp cho con người. Nhiều giá trị đạo đức của tôn giáo được đề cao, tiếp thu trong phạm vi rộng vì mang tính nhân văn, không bị quy định bởi quan điểm "hữu thần" hay "vô thần", vì rất gần gũi với một số tiêu chí đạo đức mà loài người tiến bộ hướng tới. Vì thế nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tôn giáo của mỗi người. nhưng các thế lực xấu lại luôn coi đó là cơ hội để lợi dụng để bôi xấu nhà nước.
Trả lờiXóaChẳng biết như thế nào chứ nhưng mà trên mạng hiện nay cũng có rất nhiều những bài viết nói về tình hình tự do tôn giáo của Việt Nam , Việt Nam chúng ta là một nước đa tôn giáo , mỗi một tôn giáo lại có những nét riêng , rất đa dạng , không thể phủ nhận nhiều những mặt tích cực của tôn giáo mang lại cho cuộc sống , mang lại cho xã hội , nó mang lại nhiều những giá trị tinh thần tốt đẹp , chính vì vậy đừng để những điều xấu phá hoại tôn giáo
Trả lờiXóaNhà nước Việt Nam nghiêm cấm bất kỳ ai, nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo, núp bóng tôn giáo để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức xã hội, của các công dân. Ở Việt Nam không có chuyện phân biệt đối xử giữa các tôn giáo. Mọi tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi trường hợp liên quan đến tôn giáo vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh để giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng.
Trả lờiXóa