Chùa Bái Đính
Tôn giáo là một sản phẩm của con người, được sinh ra để đáp ứng nhu cầu
tinh thần của con người. Mỗi một tôn giáo đều có hoàn cảnh lịch sử ra đời
riêng, có giáo lý riêng biệt thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của tôn
giáo đó. Vai trò của tôn giáo đối với đời sống xã hội là rất quan trọng. Việt
Nam chúng ta là một quốc gia có nhiều tôn giáo cùng sinh sống, phát triển; có
những tôn giáo lớn từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam như Phật giáo, Thiên chúa
giáo, Tin lành… cũng có những tôn giáo nội sinh trong nước như Cao Đài, Hòa Hảo.
Tuy có nhiều tôn giáo cùng sinh sống nhưng bản thân lịch sử Việt Nam chưa
từng xảy ra hiện tượng xung đột tôn giáo; điều này là hết sức đáng quý. Các tôn
giáo ở Việt Nam chung sống hòa thuận; đồng bào theo các đạo có tinh thần tương
thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau. Để làm được điều kỳ diệu ấy là do bản chất của
người dân Việt Nam cởi mở thông cảm và hòa đồng với các tôn giáo; bên cạnh đó, các
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo cũng là yếu
tố quan trọng để phát huy sức mạnh tổng thể của quần chúng trong xây dựng và
phát triển đất nước. Những yếu tố đó thể hiện tinh thần của người dân Việt Nam
đối với tôn giáo, với sự mong muốn của mình, nhân dân Việt Nam luôn muốn xây dựng
một đất nước thân ái, giàu tình thương với những sự chuẩn mực về đạo đức và giá
trị nhân văn; trong đó, các giá trị cao đẹp trong các tôn giáo là một yếu tố
quan trọng.
Chính vì vậy trong lịch sử dựng nước đã ghi nhận những thời kỳ đất nước
hưng thịnh với sự ảnh hưởng từ các giá trị cao đẹp của các tôn giáo như thời kỳ
“Tam giáo đồng nguyên” phát triển rực rỡ trong các thời kỳ phong kiến trước đây.
Từ những thế kỷ I, II, ba nền tôn giáo Nho, Phật,
Lão đã sớm được nhân dân Việt Nam tiếp nhận và dung nạp. Các thế kỷ X, XI, XII
với các triều đại đinh, Lê, Lý, Trần đã đánh dấu một thời kỳ độc lập, tự chủ
lâu dài của dân tộc, mở ra một thời kỳ hào hùng vừa giữ nước vừa dựng nước.
Hoàn cảnh lịch sử khách quan đòi hỏi giới quân sự phải biết trọng dụng trí thức.
Giới Nho sĩ thời ấy chưa hình thành, phải đợi đến triều Hậu Lê mới phát triển cực
thịnh. Thậm chí, trong những buổi đầu của đất nước vừa giành được độc lập trường
dạy học có lẽ cũng không có, nhiều người học chữ với các sư tại các chùa. Các
sư vì muốn đọc được kinh Phật phải học chữ Nho, mà học chữ Nho thì thông qua
kinh sách đạo Khổng cho nên không lấy làm lạ là các
sư cũng giỏi cả Nho học, nhiều sư tinh thông cả Dịch học của Nho, khoa địa lý
phong thủy của Lão (thí dụ như Thiền sư Vạn Hạnh).
Tóm lại, tầng lớp trí thức thời xưa tập trung chủ yếu
là giới tu hành, vừa tăng, vừa đạo sĩ. Các nhà tu hành trí thức này có ý thức
quốc gia, có lòng yêu nước trong sáng, học vấn uyên bác về cả giáo lý của đạo
mình mà còn hiểu được kinh điển của đạo khác, nên có một tinh thần đại đồng,
đoàn kết, đứng chung dưới ngọn cờ dân tộc để phù trợ chặt chẽ cho chính sách,
đường lối của triều đình, cả về đối nội lẫn đối ngoại.
Ngày nay cũng vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới các tôn giáo; có
những chính sách phù hợp để đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân và
phát huy vai trò của các tôn giáo trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, vấn đề tôn giáo hiện nay không còn thuần túy như trước. Vấn đề tôn
giáo hiện nay đang nảy sinh hết sức phức tạp; trong những hoàn cảnh nhất định,
tôn giáo còn bị lợi dụng vào những mưu đồ chính trị xấu. Theo sự đa dạng các
thành phần tôn giáo so với trước đây, ngày nay Việt Nam đã có 13 tôn giáo
(chính đạo) được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân; theo quá trình lịch sử
kháng chiến giải phòng đất nước, quân giặc đã lợi dụng một số tôn giáo để chống
lại cách mạng. Sau giải phóng, tôn giáo tiếp tục là yếu tố bị lợi dụng để chống
Nhà nước trong hòa bình với những chiêu bài “tự do tôn giáo ở Việt Nam”.
Điều đó đã khiến cho chính sách hòa hợp, phát huy sức mạnh các tôn giáo của
Đảng, Nhà nước phát triển đất nước gặp nhiều khó khăn. Hơn lúc nào hết, giờ
đây, mỗi người dân Việt Nam yêu nước, yêu đạo có trách nhiệm cùng với Đảng, Nhà
nước chung tay loại trừ những yếu tố cực đoan trong các tôn giáo; xây dựng một
xã hội lành mạnh; trả lại đời sống sinh hoạt tinh thần thuần túy cho quần chúng
nhân dân là việc làm cần thiết.
Đôi mắt
Theo mình thấy thì chùa Bái Đính là một nơi thu hút được rất đông khách tham quan mỗi năm, nó là nơi để mọi người đến để thỏa mãn tâm linh trong mỗi con người, họ đến đây để cầu mong được phù hộ, được hạnh phúc no ấm...Nhưng cũng phải cần cảnh giác với những trò mê tín dị đoan, không để nó ảnh hưởng tới đời sống tâm linh của con người, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Trả lờiXóahiện tượng tam giáo đồng nguyên là do các cụ ta ngày xưa kết hợp các giá trị cao đẹp của 3 tôn giáo Phật-Lão-Nho để trị quốc. Đó là biểu hiện rõ nhất cho lòng nhân ái của nhân dân Việt Nam và sự tài giỏi của các vị tiền bối.
Trả lờiXóacác cụ thời xưa rất giỏi!kính phục, kính phục
Trả lờiXóa