Người
con đất Việt
Hôm qua, trên một số trang blog phản diện như “dân
làm báo”, “ba sàm”… đăng tải bài viết “Không
trung thực trong điều 4 Hiến pháp” của tác giả Phạm Đình Trọng. Đọc bài
viết này, từ đầu đến cuối chỉ thấy một giọng văn hằn học, trách móc, quy chụp, đổ
lỗi trách nhiệm cho Đảng trong tất cả những vấn đề đã xảy ra ở Việt Nam. Không
biết người viết vô tình hay cố ý khi đặt cái tít như thế này cho bài viết,
nhưng với cách lập luận của người viết thì rõ ràng việc giật tít chẳng ăn khớp
gì với nội dung của nó. Với tư cách là công dân Việt Nam, với một cái nhìn
khách quan và chân thực, bản thân tôi thấy rằng người viết đã đứng dưới một cái
nhìn thù địch với Đảng, với chế độ. Những phân tích trong nội dung bài viết
ngay cả một công dân bình thường khi đọc lên cũng thấy khó chịu với cách lập
luận, suy nghĩ của người viết nên bài viết này.
Trở lại nội dung bài viết, mở đầu Phạm Đình
Trọng viện dẫn nội dung Điều 4 Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 2013: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp
công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt
Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
của cả dân tộc Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, sau đó ông ta khẳng định: “Một đảng chính trị của chính trường Việt Nam mà coi thường và khinh bỉ
Nhân Dân Việt Nam đến mức nghiễm nhiên giành quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội,
không cần có lá phiếu của người Dân…” thì người đọc suy nghĩ về câu nói
này. Chúng ta hãy tự hỏi đã bao giờ Đảng Cộng sản Việt Nam coi thường, khinh bỉ
nhân dân chưa? Đã bao giờ đảng chà đạp lên hạnh phúc của nhân dân, của Tổ quốc
chưa? Đảng ra đời trên cơ sở phong trào công nhân và phong trào yêu nước, là kết
quả của phong trào cách mạng, đại diện cho ý chí và sức mạnh của nhân dân, của
dân tộc Việt Nam ông ta lại khẳng định đảng nghiễm nhiên nắm quyền lãnh đạo Nhà
nước và xã hội mà không xin ý kiến nhân dân, coi thường nhân dân. Rõ ràng đây
là một lập luận vô căn cứ, một lập luận chỉ có ở những con người có cái nhìn
thiển cận, hằn học, thù địch mà thôi.
Thứ hai, Phạm Đình Trọng cho rằng, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã “đưa dân tộc Việt Nam vào con
đường máu lửa. Dân tộc Việt Nam phải trả giá máu quá đắt cho sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam”. Ông ta lấy dẫn chứng: “Hãy đến nghĩa trang liệt sĩ một xã như xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm,
tỉnh Bến Tre, hãy đến nghĩa trang liệt sĩ Đường 9, nghĩa trang liệt sĩ Trường
Sơn để thấy bằng hình ảnh, bằng chứng cứ món nợ máu đảng Cộng sản Việt Nam đã
vay của dân tộc Việt Nam lớn như thế nào, để thấy giá máu dân tộc Việt Nam đã
phải trả lớn như thế nào khi đi trên con đường đấu tranh giành độc lập bằng bạo
lực do những người Cộng sản lãnh đạo…”. Người đọc chúng ta hãy hình dung xem, dân
tộc Việt Nam đã trải qua thời kỳ đen tối dưới sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân,
đế quốc, hơn 2 triệu đồng bào ta (chiếm 1/5 dân số thời đó) chết trong nạn đói
năm 1945, những ngôi làng bị tàn sát đẫm máu, chất độc dioxin nhằm hủy hoại giống
nòi Việt Nam… và còn muôn vàn nỗi đau khác nữa. Đấy là tội ác của ai, chẳng nhẽ
không phải của bọn thực dân, đế quốc sao? Dưới lời kêu gọi của Đảng, nhân dân
nô nức đứng lên giết giặc cứu nước giành độc lập tự do. Nhân dân ta ngàn đời
mãi ghi nhớ công ơn của những con người đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc,
vì hạnh phúc của nhân dân. Đứng trước anh linh của các anh hùng liệt sĩ cả nước
đều kính cẩn nghiêng mình, vậy mà ông Phạm Đình Trọng lại mạnh miệng cho rằng
đó là “sự nợ máu mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã vay của dân tộc”. Rõ ràng đó có
phải là những lời sằng bậy hay không?
Thứ ba, ông ta cho rằng “vì lợi ích của giai cấp hư vô từ bỏ lợi ích dân tộc thiết thực. Đẩy dân tộc Việt Nam vào cuộc nội
chiến tương tàn”. Hàm ý là Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ chú trọng đến lợi
ích giai cấp mà từ bỏ lợi ích dân tộc, phát động cuộc chiến tranh chống ngoại
xâm là Đảng ta đã gây nên cuộc nội chiến tương tàn “những người Cộng
sản Việt Nam đã đưa dân tộc Việt Nam đi từ cuộc chiến tranh khốc liệt này đến
cuộc chiến tranh khốc liệt khác. Cuộc nội chiến Bắc - Nam 20 năm. Cuộc chiến
tranh Campuchia hơn 10 năm. Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 10 năm”.
Trước họa xâm lăng của chủ nghĩa đế quốc, của bọn
thực dân xâm lược cả dân tộc ta phải huy động tất cả từ con người, của cải để dốc
sức đánh đuổi giặc ngoại xâm thế mà ông ta lại giám nói đó là cuộc nội chiến
tương tàn. Không biết khi thốt lên những ngôn từ như vậy thì ông sẽ nghĩ gì.
Ông hãy tự hỏi xem mình đã làm gì có lợi cho đất nước, cho Tổ quốc mình chưa.
Hay chỉ biết ngồi một chỗ viết những bài đi ngược lại với dân tộc, cổ súy cho
các xu hướng, phong trào chống đối.
Khi viết bài viết này, tác giả không muốn đôi co,
tranh luận nhiều chỉ mong người viết bài viết trên - ông Phạm Đình Trọng hãy thức
tình lương tâm. Đừng có nói những lời xằng bậy mà làm tổn hại đến đất nước
mình, đến nơi đã sinh ra và nuôi nấng mình. Mong ông đã không làm gì được cho Tổ
quốc thì hãy im mồm đừng nói những lời xằng bậy, không thể chấp nhận được.
Cái ông Phạm Đình Trọng này nói thì ai tin. Ông ta thì chỉ mang cái mác nhà văn để nói những lời xằng bậy. Trông cái mặt đã thấy lưu manh rồi. Đất nước này cần gì những con người như vậy.
Trả lờiXóaKhông biết khi phát ngôn những lời như vậy ông ta có hổ thẹn với chính lòng mình không. Đứng trước anh linh của các anh hùng liệt sĩ không biết ông ta còn đủ tự tin không mà đưa ra những lời lẽ như vậy. Thật là đáng phỉ nhổ cho những con người đã từng tham gia chiến đấu trong quân đội như ông ta. Một kẻ bán nước hại dân.
Trả lờiXóaÔng ta từng tham gia quân đội mà dám nói những lời xằng bậy thế à. Rõ là một con người ăn cháo đá bát. Được Đảng, Nhà nước nuôi nấng thế mà giờ ăn nói không có suy nghĩ. Thật đáng hỗ thẹn cho những con người như vậy.
Trả lờiXóaCái ông Phạm Đình Trọng này mình thấy viết nhiều bài nói năng linh tinh quá. Không biết ông ta có biết suy nghĩ không nữa. Hay là cũng như nhiều kẻ khác, phát ngôn bừa bãi để kiếm mấy đồng tiền dơ bẩn đây. Thật là không thể chấp nhận.
Trả lờiXóaCái ông Phạm Đình Trọng này mình thấy viết nhiều bài nói năng linh tinh quá. Không biết ông ta có biết suy nghĩ không nữa. Hay là cũng như nhiều kẻ khác, phát ngôn bừa bãi để kiếm mấy đồng tiền dơ bẩn đây. Thật là không thể chấp nhận.
Trả lờiXóaNhìn mặt ông này có đến nỗi nào đâu mà lại viết những lời không thể nghe được như vậy nhỉ. Rõ là già rồi mà còn làm những chuyện gàn rở. Đúng là không có liêm sỉ nữa rồi
Trả lờiXóaNgười xưa đã dặn muốn nói gì phải suy nghĩ trước thế mà cái ông Phạm Đình Trọng này năm nay đã bao nhiêu tuổi rồi mà còn không biết điều đó. Ông ấy phải biết mình nói gì chứ sao nói những lời chẳng khác nào một tên phản bội vậy nhỉ. Mong ông hãy tỉnh ngộ để quay đầu lại.
Trả lờiXóaPhạm đình trọng cũng chỉ là kẻ xuyên tạc nói năng lung tung,không biết suy nghĩ.Điều 4, Hiến pháp 1992 về vai trò lãnh đạo của Đảng ta cũng không có gì là đặc biệt cả. Quy định về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt nguồn từ lịch sử dân tộc Việt Nam, từ đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam, bao gồm cả Nhà nước Việt Nam.đảng cộng sản việt nam đã lãnh đạo nhân dân việt nam vượt qua bao nhiêu cuộc đấu tranh.giành được bao nhiêu là thành tựu ngày nay,vậy mà những kẻ như Phạm Đình Trọng lại không có suy nghĩ nói là không trung thực.chúng là những kẻ có âm mưu phản động.chúng ta phải cảnh giác
Trả lờiXóaLợi dụng quyết định của Đảng và Quốc hội, lấy ý kiến nhân dân góp ý, trên nhiều trang mạng hải ngoại và trong nước người ta đang tập trung vào các lập luận, chứng cứ nhằm xóa bỏ Điều 4, Hiến pháp 1992.Xóa bỏ Điều 4 là bước căn bản chuyển hóa chế độ ta sang chế độ “dân chủ đa nguyên, đa đảng đối lập.đây là mục đích của bọn phản động nhằm chống phá đảng và nhà nước ta.
Trả lờiXóa