Không mấy ai không biết đến tên
tuổi của Albert Einstein và những phát minh vĩ đại của ông - Thuyết tương đối. Tạp chí Mỹ Time Magazine đã bầu chọn
Albert Einstein - nhà vật lý học lừng danh thế giới, người có cống hiến vĩ đại
đối với loài người - làm danh nhân tiêu biểu số 1 của loài người trong vòng một
trăm năm của thế kỷ 20. Luận điểm “Tất cả chỉ là tương đối” đã làm kim chỉ nam
cho mọi người và được nhân loại thừa nhận.
Tuy nhiên, con người không chấp
nhận thực tại đó, mong muốn chinh phục thế giới, sáng tạo cái mới để làm thay đổi
nhận thức và tuy duy của con người. Khát vọng đó là điều đáng biểu dương nhưng
khi lạm quyền nó trở thành chiêu bài trong ý đồ của một số người.
“Tuyên bố thực thi quyền Dân sự và chính trị” yêu cầu phải: tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của
công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng,
không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến
nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của
nhà cầm quyền. Có lẽ những người lập ra nội dung này không hiểu hay cố tình không hiểu
quyền và nghĩa vụ luôn đi đôi với nhau. Xin giới thiệu một số quy định của quốc
tế về vấn đề này.
Điều 7 Tuyên ngôn nhân quyền 1948, quyền được pháp luật bảo vệ
một cách bình đẳng của mỗi cá nhân được ghi nhận như sau: “Mọi người đều có quyền
được bảo vệ một cách bình đẳng chống lại bất kỳ sự phân biệt đối xử nào vi phạm
bản Tuyên ngôn này, và chống lại bất kỳ sự kích động phân biệt đối xử nào như vậy”.
Điều 8 Tuyên ngôn nhân quyền 1948 khẳng định: “Mọi người đều
có quyền được các tòa án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu
hiệu để chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến
pháp hay luật pháp quy định”.
Điều 26 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị,
1966 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp
luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Về mặt
này, pháp luật phải nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử và đảm bảo cho mọi người
sự bảo hộ bình đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử về chủng tộc,
màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác,
nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc các địa vị
khác”.
Hay Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị,
1966 quy định:
“1. Mọi người đều bình đẳng trước các toà án và cơ quan tài
phán. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án
có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để
quyết định về lời buộc tội người đó trong các vụ án hình sự, hoặc để xác định
quyền và nghĩa vụ của người đó trong các vụ kiện dân sự….”
Phải chăng những người sáng lập ra Tuyên bố này nhằm phục vụ
cho một ý đồ nào đó chăng?
Nguyễn Nam
Tôi rất đồng ý với quan điểm :"tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại" có như vậy thì sự dân chủ mới có phát huy được toàn bộ những gì nó có , và có như vậy thì chúng ta mới có thể nhìn thấy được sự tự do , sụ dân chủ mà nhà nước Việt Nam mang lại
Trả lờiXóaĐúng mà , mọi người đều có quyền làm người , đều có quyền được sống ,có quyền tự do , đó là những quyền lợi cơ bản của con người , không ai có thể xâm phạm vào những quyền hợp pháp đó , tuy nhiên nó cũng có thể bị tước đi nếu người đó phạm pháp , và với pháp luật thì mọi người đều bình đẳng như nhau , không có sự thiên vị
Trả lờiXóa