Gần đây trên mạng
Internet xuất hiện Bản lên tiếng của các chức sắc tôn giáo ở Việt Nam. Tiếp đến
một số cá nhân, tổ chức bên ngoài đã vội vã dựa vào bài viết này để đánh giá
tình hình ở Việt Nam một cách chủ quan. Để có cái nhìn công tâm, khách quan hơn
về vấn đề này cần làm rõ một số vấn đề sau:
Thứ nhất,
tiêu đề bài viết là Bản lên tiếng của các chức sắc tôn giáo ở Việt Nam đã gây
cho bạn đọc cảm giác là hàng ngũ chức sắc các tôn giáo ở Việt Nam (có thể hiểu
là đại diện cho các tôn giáo ở Việt Nam) lên tiếng về một vấn đề nào đó. Tuy
nhiên, nhìn vào số thành viên ký tên vào bản Thông cáo mới thấy nực cười. Có 13
chức sắc thuộc 05 tôn giáo khác nhau lên tiếng. Ở Việt Nam có tất cả 12 tôn
giáo đã được Nhà nước ta công nhận với khoảng hơn 10.000 chức sắc các tôn giáo
khác nhau. Vậy 13/10.000 chức sắc này lên tiếng sao gọi là Bản lên tiếng của các
chức sắc tôn giáo ở Việt Nam được, nếu đúng ra phải là Bản lên tiếng của một số
chức sắc tôn giáo ở Việt Nam. Rõ ràng ngay từ cách đặt tiêu đề bài viết đã cho
thấy dụng ý của tác giả đó là muốn tạo cảm giác số nhiều, có nhiều người lên
tiếng sẽ tăng thêm niềm tin đối với nội dung bài viết cho người đọc (tâm lý
theo số đông).
Thứ hai,
những chức sắc lên tiếng này là ai? Hóa ra toàn gương mặt thân quen. Nào là Lê
Quang Liêm, Thích Không Tánh, Phan Văn Lợi… là những người có quá khứ với nhiều
hành vi chống Nhà nước Việt Nam, chống chính sách tôn giáo, phá hoại khối đại
đoàn kết Việt Nam. Vậy Bản lên tiếng có thực sự khách quan?
Thiết nghĩ việc đánh
giá tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tín ngưỡng tôn giáo tại một quốc gia
cần phải tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều người, không thể từ phát ngôn, tuyên
bố, thông cáo, bản lên tiếng của một vài chức sắc có quá khứ chống đối rồi từ
đó có đánh giá phiến diện được. Hơn nữa, người đọc cần có cái nhìn tỉnh táo,
khách quan hơn.
Lê Quang
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét