Biểu tình tại Campuchia ngày 7/9/2013
Người con đất Việt
“Cách mạng màu” là
thuật ngữ dùng để chỉ các cuộc bạo loạn phi vũ trang, bạo lực chính trị có tổ
chức nhằm lật đổ chính quyền nhà nước đương nhiệm đồng thời lập ra bộ máy cầm
quyền mới của lực lượng đối lập được Mỹ và phương Tây hậu thuẫn.
Lịch sử thế giới trong những năm cuối của thế kỷ
XX, đầu thế kỷ XXI đã chứng kiến nhiều cuộc chính biến lật đổ chính phủ cầm
quyền, dựng lên chính quyền thân các nước phương Tây bằng những cuộc mít tinh,
biểu tình, bầu cử dưới sức ép của các lực lượng đối lập ở trong nước với sự hậu
thuẫn của các thế lự bên ngoài. Phương Tây gọi các cuộc cách mạng đó với những
mỹ từ hết sức hấp dẫn như “cách mạng nhung”, “cách mạng màu”. Điển hình như, các
cuộc “cách mạng nhung” xảy ra năm 1989 ở các nước xã hội chủ nghĩa Ba Lan,
Hunggari, Tiệp Khắc, Bungari, Cộng hoà dân chủ Đức. Các cuộc “cách mạng màu”
xảy ra ở các nước không gian hậu Xô viết, như: “cách mạng hoa hồng” ở Grudia
năm 2003, “cách mạng cam” ở Ucraina năm 2004, “cách mạng hoa tuylip” ở Cưrơgưxtan
năm 2005… Tất cả những cuộc “cách mạng màu sắc” nói trên thực chất đều là các
cuộc bạo loạn chính trị phản cách mạng do lực lượng đối lập ở trong nước khởi
xướng nhằm lật đổ chính quyền nhà nước đương nhiệm, thiết lập một chính quyền
mới dưới sự bảo trợ, hậu thuẫn của các thế lực nước ngoài.
Vừa qua, sau thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội ở
Campuchia ngày 28/7, thủ lĩnh đảng đối lập Đảng Cứu nguy dân tộc Sam Rainsy đã
phát động cuộc biểu tình trên quy mô lớn vào ngày 7/9/2013 nhằm phản đối kết
quả cuộc bầu cử nói trên. Theo kết quả bầu cử sơ bộ ban đầu, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP)
của Thủ tướng Hunsen đã giành được 68 trong tổng số 123 ghế trong Quốc hội
trong khi đảng Cứu nguy dân tộc (CNRP) của Sam Rainsy giành được 55 ghế còn
lại. Tuy nhiên, đảng CNRP đã bác bỏ kết quả trên, cáo buộc có sự gian lận trong
bầu cử. Theo CNRP, đảng của họ đáng ra phải giành được 63 ghế và CPP chỉ giành
được 60 ghế. Vì vậy, kể từ sau cuộc bầu cử, CNRP đã liên tiếp tổ chức các
cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử. Ngày hôm qua (7/9), đảng này đã tổ chức
một cuộc biểu tình quy mô lớn tại thủ đô Phnom Penh sau một thời gian dài lên
kế hoạch. Cuộc biểu tình đã lôi kéo được khoảng hơn 20.000 người tham gia.
Phát biểu tại cuộc biểu
tình, nhà lãnh đạo đối lập Sam Rainsy cho biết “Chúng tôi sẽ không thừa nhận kết quả bầu cử nếu một ủy ban độc lập
không được thành lập để điều tra những cáo buộc đó. Chúng tôi đang tìm kiếm
công lý cho các cử tri. Không có công lý, sẽ không có hòa bình”. Như vậy,
rõ ràng mục đích của cuộc biểu tình là nhằm phản đối kết quả bầu cử, đòi thành
lập một Uỷ ban độc lập để điều tra cuộc bầu cử. Đây cũng chính là thủ đoạn chủ
yếu mà các đảng đối lập ở các nước không gian hậu Xô viết như Ucraina, Grudia, Cưrơgưxtan…
đã thực hiện trước đây.
Sâu chuỗi tất cả những hành động và việc làm của
Sam Rainsy và Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia đã tiến hành từ sau cuộc bầu cử
Quốc hội ở quốc gia này đến nay mà đỉnh điểm là cuộc biểu tình trên quy mô lớn
ở thủ đô Phnom Penh ngày 7/9 vừa qua cho thấy rõ âm mưu của Sam Rainsy và những
người đứng đầu Đảng Cứu nguy dân tộc nhằm sử dụng sức ép từ các cuộc biểu tình
để buộc chính quyền phải tổ chức bầu cử lại, khi đó, với sự hậu thuẫn, can
thiệp từ bên ngoài để giành chính quyền như đã từng diễn ra ở một số nước trên
thế giới thời gian qua. Tuy nhiên, xem xét dưới góc độ hoàn cảnh, điều kiện
kinh tế, xã hội hiện nay ở Campuchia và sự hậu thuẫn từ bên ngoài đối với Đảng
Cứu nguy dân tộc thì việc Đảng này có thể thực hiện được các cuộc “cách mạng
màu” như trên là rất khó. Bởi vậy, ước mơ nắm quyền của Sam Rainsy chỉ mãi là một
điều không tưởng mà thôi.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét