
Trong những năm gần đây
người ta hay thấy việc nước Mỹ có những nhận định, đánh giá liên quan đến vấn
đề tôn giáo ở một số nước, trong đó có Việt Nam. Thông qua những cái gọi là báo
cáo về tình hình tôn giáo được dựa trên những căn cứ của riêng họ. Với những
nhận xét đó nước Mỹ đã khiến người ta cảm nhận rằng vấn đề tôn giáo ở Việt Nam
thật sự đang rất tồi tệ. Nhưng thực tế thì không phải như vậy; những khẳng định
hay báo cáo về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam là không chính xác hoặc thậm
chí là rất sai lầm. Ở Việt Nam,
người dân được Nhà nước bảo hộ trên cơ sỏ pháp luật; hoàn toàn được thực hiện
những quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong phạm vi pháp luật cho phép. Các quy
định liên quan đến đến hoạt động tôn giáo được Nhà nước Việt Nam quy định rõ ràng
và cụ thể trong các văn bản pháp luật như trong Hiến pháp Nước CHXHCNVN, Pháp
lệnh về tín ngưỡng tôn giáo hay Nghị định 24, 25 của BCT; trong đó quy định rất
rõ về các quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo
trong phạm vi pháp luật.
Vậy còn ở nước Mỹ, nước
tự xưng là tự do tôn giáo chuẩn mực thì sao?
Thực tế ở Mỹ, tuy rằng
luật pháp cũng có quy định một số điều liên quan đến vấn đề tôn giáo nhưng tự
do tôn giáo ở Mỹ chỉ là sự tự do lựa chọn tôn giáo và tự do thực hành các lễ
nghi tôn giáo. Công dân Mỹ có thể tự do trong việc lựa chọn tôn giáo, nhưng họ
lại ít có tự do trong việc từ bỏ tôn giáo. Thông thường, mỗi người dân Mỹ đều
phải thuộc về một tôn giáo nào đó và tham gia một tổ chức tôn giáo nào đó. Trên
thực tế những người không theo tôn giáo nào hay thậm chí có thái độ thờ ơ với
tôn giáo, và hơn nữa là những người có quan điểm vô thần thường bị hạn chế về
quyền lợi. Ở một số bang, sự hạn chế này còn được quy định bằng luật pháp của
bang. Có thể lấy ra đây một vài ví dụ như:
Theo Hiến pháp của bang New Hampshire được thông qua năm 1784, những người
không phải là tín đồ Tin lành thì không thể được vào Hạ viện hoặc Thượng viện
của bang này; Hiến pháp của bang Delaware được thông qua năm 1776 có điều khoản
quy định khi được bầu vào Hạ viện hay được bổ nhiệm vào chức vụ nào đó người
được bầu phải tuyên thệ rằng mình tin vào Chúa Cha và Chúa Giêsu Kitô, con một
của Người và Chúa Thánh thần, đồng thời xác tín Kinh Thánh - Cựu ước và Tân ước
(Điều khoản này được ghi trong Hiến pháp bang Delaware cho tới tận năm 1972); Hiến pháp bang
North Carolina quy định rằng, nếu người nào phủ nhận sự tồn tại của Chúa, phủ
nhận tính xác thực của Tin Lành giáo, tính thiêng liêng của Cựu ước và Tân ước
hoặc theo tôn giáo không dung hợp với tự do và an ninh của bang thì sẽ không có
quyền giữ các chức vụ. Còn ở bang Maryland người ta tỏ thái độ không thể dung
thứ đối với những người không thuộc Giáo hội Kitô giáo và không tin vào những
tín điều của Chúa Ba Ngôi; Hiến pháp bang Massachusetts được thông qua năm 1780
cũng quy định rằng, thống đốc, phó thống đốc bang, hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ
trước khi nhậm chức phải kí một tuyên bố rằng họ theo Kitô giáo và tin tưởng
một cách vững chắc vào tính xác thực của tôn giáo này.
Hay như mặc dù vẫn
có khoảng 17% người dân Mỹ không theo một tôn giáo nào nhưng Chính phủ Mỹ vẫn
bắt buộc họ phải sử dụng đồng Dollas có in dòng chữ “In God We Trust"(Chúng
ta tin tưởng vào Chúa) và trong rất
nhiều hoạt động chính thức, kể cả các kỳ họp Quốc Hội người Mỹ bắt đầu bằng
việc cầu kinh Thiên Chúa giáo; trong lễ nhậm chức, tân tổng thống Mỹ đặt tay
lên một cuốn Kinh Thánh và tuyên thệ… Hay việc thực tế công dân Mỹ có sự kỳ thị
với người theo đạo Hồi, cho rằng đạo Hồi gắn với khủng bố. Những điều trên cho
thấy chính nước Mỹ đang mất đi sự công bằng trong vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo
và chính vấn đề tôn giáo ở nước Mỹ mới thực sự đáng lo ngại. Tuy nhiên những
thứ đó lại được Mỹ cho là chuẩn mực để cho mình cái quyền được can thiệp, xem
xét và đánh giá vấn đề tôn giáo ở một số nước. Đây là một việc hết sức phi lý
và nực cười. Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam
được luật pháp Việt Nam
quy định là phù hợp với tâm nguyện của người dân, phù hợp với văn hóa, truyền
thống cũng như lịch sử đất nước. Tâm nguyện ấy khác với tâm nguyện của người
dân Mỹ, truyền thống văn hóa ấy đã có hàng ngàn năm nên nước Mỹ hãy xem lại chính bản than mình
trước áp đặt cái gọi là “tự do tôn giáo”
như nước Mỹ.
Đạo Việt
Nước Mĩ thì làm gì có tôn giáo. Việc Mĩ đưa ra cái gọi là các nước cần chú ý về tôn giáo chỉ là sự áp đặt của Mĩ!
Trả lờiXóathì giống như nhà giàu, lắm tiền nói gì chả được ma b! nước m là nhà nghèo, người ta hay bắt nạt, nhưng quan trọng anh em trong nhà hòa thuận!
Trả lờiXóamột sự thật là ở nước Mỹ cũng như các nước thôi! thậm chí còn nhiều điều tồi tệ hơn!
Trả lờiXóa