Trong quá trình xây dựng và phát
triển đất nước, vấn đề tôn giáo luôn được Nhà nước ta quan tâm. Chính phủ đã
ban hành một số văn bản như Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo (năm 2004), Nghị định
số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn
giáo hay Nghị định số 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành
Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo v.v. Những văn bản pháp quy trên thể hiện sự quan
tâm của Nhà nước tới quyền lợi chính đáng của quần chúng nhân dân và đảm bảo
quyền lợi chính đáng đó được thực hiện trên cơ sở pháp luật.
Trong
Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo quy
định:
“Công dân có quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự
do ấy. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng
như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau và các
tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật”;
“Không được phân biệt đối xử vì lý do
tín ngưỡng, tôn giáo; vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc
lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia
rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản
của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và
thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác”.
Qua những quy định trên
chúng ta thấy được quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân
được Nhà nước tôn trọng, các hoạt động tôn giáo trong phạm vi pháp luật cho
phép luôn được đảm bảo.
Hiện nay, các tôn giáo ở Việt Nam
đang hoạt động đoàn kết với nhau, thực hiện đại đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết
dân tộc; các tôn giáo đều hoạt động theo con đường và chủ trương “đạo pháp, dân
tộc, CNXH”, “nước vinh, đạo sáng”, “sống phúc âm trong long dân tộc”… thể hiện
việc gắn bó với dân tộc của các tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo” cùng với sự quan
tâm của Nhà nước, các tôn giáo ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, đồng bào
theo các tôn giáo đều thể hiện rằng mình vừa là tín đồ tốt và cũng là người
công dân tốt. Ở Việt Nam
có nhiều tôn giáo cùng sinh sống nhưng chưa bao giờ xảy ra xung đột tôn giáo
như một số nước trên thế giới. Đồng bào các tôn giáo ở Việt Nam sống gắn bó, đoàn kết trên quê hương Việt Nam.
Điều đó một phần do các tôn giáo ở Việt Nam đã được hòa quyện với các giá
trị văn hóa truyền thống của dân tộc và một mặt là do chính sách của Đảng và
Nhà nước đã gắn kết các tôn giáo sống yêu thương, đoàn kết; chính điều đó đã
tạo nên một bức tranh tôn giáo ở Việt Nam rất rực rỡ.
Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây,
trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa tin sai lệch hoặc cố tình
xuyên tạc vấn đề tôn giáo ở Viêt Nam trong đó đứng đầu là chính phủ
Mỹ. Chính phủ Mỹ đã đưa ra những kết luận rằng ở Việt Nam không có tự do tôn
giáo, chính phủ Việt Nam đàn áp các tôn giáo. Thậm chí một số “nhà hoạt động chính trị” của Mỹ còn rất
nhiệt tình yêu cầu chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách CPC (cái gọi là những nước cần đặc biệt
quan tâm về vấn đề tôn giáo). Gần đây nhất, Chính phủ Mỹ đã đưa ta bản báo cáo
năm 2011 về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam với nội dung hoàn toàn sai lệch
và bịa đặt.
Nước Mỹ cho rằng tự do tôn giáo ở Mỹ là
chuẩn mực; người Mỹ được tôn trọng và bảo đảm các quyền liên quan đến tôn giáo
còn ở Việt Nam
thì không. Căn cứ vào đâu mà kết luận như vậy? Thật phi lý!
Bản
thân nước Mỹ mới không có tự do tôn giáo! Một thực tế rằng tự do do tôn giáo
kiểu Mỹ đang dẫn đến tình trạng phân biệt giữa các tôn giáo; đó chính là cơ sở
dẫn đến xung đột tôn giáo. Nước Mỹ có đến gần 80% người dân theo Kitô giáo (Tin
lành và Thiên chúa giáo La Mã), số người theo tôn giáo khác và không theo tôn
giáo nào chiếm 20% vì vậy chính sách của Chính phủ Mỹ có phần nào ưu ái đối với
Kitô giáo, coi nhẹ các tôn giáo khác và đặc biệt là có tư tưởng kỳ thị đối với
những người theo Hồi giáo v.v.
Nếu Việt Nam bị áp đặt cái gọi là “tự do tôn giáo” theo kiểu Mỹ thì bức
tranh tôn giáo ở Việt Nam sẽ giống như thời kỳ miền Nam Việt Nam dưới chế độ
Ngụy quyền Sài Gòn; sự kỳ thị tôn giáo dẫn và một loạt những chính sách của chế
độ Ngụy mà đứng đằng sau là Mỹ đã khiến vấn đề tôn giáo ở miền Nam Việt Nam hết
sức phức tạp. Ngừơi dân Việt Nam
và cả chính phủ Mỹ chắc vẫn chưa quên thời kỳ chính quyền Ngô Đình Diệm khi đó
đã thực hiện những chính sách bạo tàn nhằm bài trừ Phật Giáo, âm mưu đưa Thiên
chúa giáo trở thành quốc đạo. Tuy nhiên, dưới sự đấu tranh của tín đồ Phật giáo
đỉnh điểm là vụ tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức tại ngã tư đường Phan
Đình Phùng-Lê Văn Duyệt để phản đối chính phủ Ngụy, đòi
bình đẳng tôn giáo chống đàn áp Phật giáo… đã khiến chế độ Ngụy không thể thực
hiện âm mưu của mình.
Qua đó mới thấy tự do tôn giáo kiểu
Mỹ không thể áp đặt cho Việt Nam.
Đó chỉ là cái cớ để chính quyền Mỹ vu cáo, hạ uy tín việt nam đối với quan hệ
quốc tế, can thiệp vào vào công việc nội bộ và chống phá cách mạng Việt Nam.
Nhưng chắc chắn những âm mưu đen tối đó sẽ không thực hiện được. Dưới mái nhà
Việt Nam thân yêu, các tôn
giáo trên đất nước Việt Nam
và đồng bào có đạo sẽ tiếp tục đồng hành
cùng dân tộc, sống “tốt đời , đẹp đạo” trng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc.
Yêu nước
Đúng là "tự do tôn giáo theo kểu Mĩ", thực ra tôn giáo cũng là vấn đề mang tính xã hội, ít nhiều đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Các nước đều như vậy mà!
Trả lờiXóaHình như cái gì ở Mỹ cũng chuẩn Men thì phải? nực cười! Mấy cái trò đó cổ rồi "Liberty Enlightening the World" à!
Trả lờiXóatôi đồng ý với tác giả bài viết
Trả lờiXóanhất trí về tự do tôn giáo
Trả lờiXóatôn trọng các quyền liên quan đến đời sống tôn giáo của công dân trên cơ sở pháp luật! điều đó quá rõ rồi còn gì? áp đặt làm sao được!
Trả lờiXóahay để tôn giao được thuần túy!
Trả lờiXóaLợi dụng việc các cơ quan bảo vệ pháp luật bắt giữ đối tượng Trần Thị Xuân về hành vi "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79, Bộ luật Hình sự, một số phần tử phản động ở nước ngoài đã cấu kết tán phát tài liệu "Bắt giữ giáo dân Trần Thị Xuân, an ninh Cộng sản Việt Nam đang tự hủy diệt chế độ" có nội dung xuyên tạc tính chất vụ việc, phản đối chính quyền nhân dân, cổ xúy cho những hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng này.
Trả lờiXóaTất nhiên, tự do tín ngưỡng, tôn giáo không có nghĩa là muốn làm gì thì làm. Một ai đó, một tổ chức tôn giáo nào đó lợi dụng tôn giáo, lợi dụng các hoạt động tôn giáo để có những hành động, việc làm vi phạm luật pháp, chống phá Đảng, chống phá khối đoàn kết toàn dân tộc, ... thì chắc chắn sẽ bị trừng trị đích đáng, đúng pháp luật.
Trả lờiXóaPháp luật Việt Nam nghiêm cấm và xử lý nghiêm bất kỳ ai lợi dụng tôn giáo để xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân. Mỗi tín đồ tôn giáo đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đều phải tôn trọng và chấp hành pháp luật Việt Nam. Điều này hoàn toàn tương thích với luật pháp quốc tế về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Trả lờiXóaSong song với sự phát triển đất nước. Các thế lực thù địch trong nước và hải ngoại đã thực sự lộ dõ nguyên hình chúng tích cực lợi dụng sự kém hiểu biết của một số quần chúng nhân dân để tuyên truyền lôi kéo, kích động làm mất an ninh, trật tự an toàn xã hội; phủ nhận thành quả Cách mạng, sự hy sinh xương máu của các lớp cha anh, phá vỡ sự đoàn kết dân tộc. Cùng với vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề “tôn giáo” để tạo sự chống phá đa diện nhằm vào Đảng và chế độ ta.
Trả lờiXóa