“Dân
tộc” và “Tôn giáo” luôn là hai lĩnh vực hết sức nhạy cảm và phức tạp. Tính nhạy
cảm của các lĩnh vực này được thể hiện rõ nét nhất ở chỗ luôn bị những phần tử
xấu, thù địch lợi dụng để can thiệp vào công việc nội bộ thậm chí là độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, dân tộc. Kể từ khi
Liên Hợp quốc ban hành tuyên ngôn về quyền của các dân tộc bản địa (được Đại
Hội đồng Liên Hợp quốc thông qua theo Nghị quyết số 61/295 ngày 13/9/2007) thì
nhiều “người” đã cho rằng đây là “thời cơ vàng”, “cơ hội hiếm có” để mỗi dân
tộc bản địa thực hiện được quyền năng của cá nhân hoặc tộc người của mình.
Quyền đó là vô hạn định. Quyền đó đã được thế giới thừa nhận và đặc biệt là đã
được văn bản pháp lý quan trọng bậc nhất của Liên Hợp quốc ghi nhận.
Không
ít “người” còn cho rằng các sự kiện Mường Nhé xảy ra vào tháng 5/2011, “Nhà
nước Đê Gar độc lập” xảy ra từ năm 2001 đến nay…ở Việt Nam là minh chứng sống
động nhất cho việc người dân tộc thiểu số (ở đây là tộc người Mông, tộc người
Thượng…) thực hiện quyền lợi của dân tộc mình. Nhiều kẻ ca tụng, tán dương,
tung hô ủng hộ các sự kiện này. Nhiều kẻ còn cho rằng lâu nay Đảng, Nhà nước
Việt Nam đã bóp ngẹt “quyền của người dân tộc bản địa” nên người bản địa phải
“hành động” để bảo vệ quyền lợi của mình.
Tôi
không hiểu những “người” trên nhận thức như thế nào mà có thể có những phát
ngôn và hành vi như vậy? Cũng rất tò mò xem đó là loại người nào? Vì bây giờ có
nhiều loại người lắm. Cần thiết phải phân loại nó ra để mổ xẻ, đánh giá bản
chất chứ không thể cào bằng được. Khi nghiên cứu về tuyên ngôn của các dân tộc
bản địa được Đại Hội đồng Liên Hợp quốc thông qua theo Nghị quyết số 61/295
ngày 13/9/2007 tôi thấy rằng đây là văn bản pháp lý duy nhất từ trước đến nay
quy định một cách rõ nét, có hệ thống về quyền của các dân tộc bản địa. Văn bản
này đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử lập pháp về nhân quyền.
Những nội dung căn bản nhất của văn bản này thể hiện ở 4 điểm sau đây:
- “Các dân tộc bản địa là bình đẳng
với các dân tộc khác”
- “Các dân tộc bản địa có quyền được
hưởng đầy đủ như của tập thể hay các cá nhân về nhân quyền cũng như các quyền
tự do cơ bản”
- “Các dân tộc cũng như các cá nhân
bản địa được tự do, bình đẳng với tất cả
các dân tộc và cá nhân khác và có quyền không bị phân biệt đối xử dưới bất kì
hình thức nào”
- “Mỗi cá nhân bản địa có tư cách là
thành viên của một quốc gia hay sở hữu một quốc tịch”…
Như
vậy, có thể thấy rằng quyền của các dân tộc bản địa xoay quanh quyền công dân
của mỗi cá nhân bản địa được nhà nước đảm bảo thực hiện bình đẳng với các cá
nhân khác trong xã hội chứ không phải là quyền tuyệt đối, không phải quyền vô
hạn định. Mặt khác, không có bất cứ một điều luật nào trong số 46 điều luật của
tuyên ngôn về quyền của các dân tộc bản địa cho phép một cá nhân hay dân tộc
bản địa ở một quốc gia nào đó được quyền ly khai, thành lập quốc gia độc lập
với quốc gia đang được quốc tế công nhận.
Tôi
cho rằng những kẻ mà đã được đề cập ở phần đầu bài viết này hoặc phải là người
kém nhận thức, thiếu hiểu biết hoặc là kẻ xấu hoặc phần tử địch…Dù đó là loại
người nào thì chúng đều đang xuyên tạc một cách trắng trợn và nguy hiểm về
“quyền của các dân tộc bản địa”; chúng cố tình đánh lận, hiểu sai các nội dung,
điều luật cơ bản về “quyền của các dân tộc bản địa” trong tuyên ngôn kể trên.
Chúng đang chà đạp nghiêm trọng lên các nguyên tắc, mục đích đã được xác định
trong Hiến chương Liên Hợp quốc. Trên bình diện quốc gia những kẻ này đang có
những quan điểm, hành vi gây tổn hại đến chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh
thổ của Việt Nam vốn được
pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ
Đôi mắt!
đúng!cần phải hiểu như tác giả bài viết trên về quyền dân tộc tự quyết!
Trả lờiXóaquyền dân tộc tự quyết không thể để các thế lực thù địch lợi dụng!
Trả lờiXóa