Thời gian gần đây, trên một vài trang mạng có đăng tải
một số ý kiến thể hiện sự mơ hồ về mặt nhận thức chính trị trong đó có cái “gọi
là đóng góp ý kiến cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” về việc cho rằng
cần tách quân đội ra khỏi Đảng, cần “phi chính trị hóa quân đội”,
Theo quan điểm của tôi, đây là những suy nghĩ lệch lạc
hoặc thậm chí là phản động. Cần phải loại bỏ ngay những ý kiến như vậy. Thực tế
các nước trên thế giới, ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, quân đội là lực
lượng bảo vệ cho nền độc lập, bảo vệ nhân dân và bảo bệ cho chế độ chính trị ở
nước đó. Đối với các nước tư bản như kiểu Mỹ bên ngoài đa đảng nhưng thực chất
là đều phục vụ cho chế độ tư bản; thậm chí tính chính trị của lực lượng quân
đội những nước này còn được thể hiện bằng việc tham gia chiến tranh ở một số
nước để phục vụ cho các nhà cầm quyền. Cũng có những nước như Thái Lan, áp dụng
một cách máy móc mô hình đa đảng đối lập nhưng vì không kiểm soát được quân đội
nên đã dẫn đến sự đảo chính…
Thế để thấy được,
quân đội không thể tàc rời chế độ, nhiệm vụ của quân đội là phải bảo vệ chế độ
chính trị. Còn việc lựa chọn thể chế chính trị nào là do nhân dân. Quân đội
nhân dân Việt Nam phải tuyệt
đối trung thành và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, trung thành và bảo với Đảng
vì đó là sự lựa chọn của lịch sử và nhân dân Việt Nam. Quân đội tuyệt đối trung thành
và bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ không đồng nghĩa với việc bảo vệ cho những sai
sót, hạn chế còn tồn tại trong Đảng như nạn tham nhũng, quan liêu mà phải cùng
Đảng đấu tranh bài trừ những tệ nạn đó, xây dựng một Đảng Cộng sản Việt Nam
vững mạnh để thực hiện những trọng trách lớn lao mà nhân dân giao phó.
Vấn đề chính trị và quân đội cần phải nhận thức thật rõ
ràng và chính xác, tránh để dẫn đến sụ mơ hồ, lệch lạc.
Yêu nước
điều đó là đương nhiên rồi!lực lượng quân đội bảo vệ tổ quốc, nhân dân và chế độ có như vậy mới bảo vệ được sự bình yên của tổ quốc!
Trả lờiXóachế độ chính trị ở mỗi nước khác nhau!cần hiểu rõ bản chất của vấn đề!
Trả lờiXóa