Bản thân
tôi là một người không theo một tôn giáo nào cả! nhưng tôi rất hiểu tâm tư,
nguyện vọng trong việc đạo của bà con theo đạo; tôi hiểu đó là niềm tin, chỗ
dựa tinh thần của họ và tôi rất tôn trọng điều đó.
Niềm tin và
đời sống tinh thần của mỗi người là khác nhau. Không ai áp đặt và bắt buộc
trong vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo được. Tuy nhiên, cái niềm tin, đời sống tinh
thần đó cần phải được đảm bảo trong phạm vi pháp luật.
Thời gian
vừa qua, Hội đồng Giám mục Việt Nam
đã gửi bản góp ý tới ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; rất nhiều Giáo
dân đã bức xúc với bản góp ý, trong đó có ý kiến của Giáo dân xứ Nghệ.
Họ
nói:
“Chúng con tha thiết mong Giáo hội chúng ta
cũng như toàn các giáo phận, giáo xứ, giáo họ… được sinh hoạt bình thường như
các tôn giáo bạn hiện tại, để giáo dân chúng con được an cư lạc nghiệp, được
bình an. Thật ra mọi người có quyền suy nghĩ và nói lên suy nghĩ tiêu cực của
mình. Điều quan trọng là việc góp ý có chính xác và hợp lý chăng!
Mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội hiện nay tại Việt Nam, được
quyền tham gia góp ý để xây dựng một bản Hiến Pháp hoàn chỉnh hơn, trong
đó, giới trí thức và tôn giáo đã năng động và có nhiều ý kiến sáng tạo sâu sắc
nhất. Đó là chủ trương của đúng đắn của cơ quan lập pháp.
Tuy nhiên, không tránh khỏi một vài thành phần lợi dụng sự phóng khoáng
nầy để mưu đồ xuyên tạc đường lối, chính sách Nhà
nước, thậm chí xem việc góp ý là đòn bẩy để Nhà
nước nắm được ý đồ đen tối của các đối tượng. (Không cần lợi dụng sự góp ý nầy
, Nhà nước cũng nắm rõ từng ý đồ
đen tối đó).
Thật ra mọi người có quyền suy nghĩ và nói lên suy nghĩ tiêu cực của
mình. Điều quan trọng là việc góp ý có chính xác và hợp lý chăng!
Trong số góp ý tập thể cũng như cá nhân, hầu như có nhiều điểm chung mà
văn bản của 72 nhà trí thức cũng như của HĐGMViệt nam được hệ thống hóa. Mang
tính thẳng thắng, xây dựng, cũng không thiếu đả kích, thậm chí thiếu thiện chí
xây dựng, đả phá theo luận điệu cũ rích của những người luôn toan
tính chống phá chế độ, đất nước này (đương nhiên, vì tự do ngôn luận mà).
Những góp ý như vậy sẽ được Hội đồng góp ý sử đổi Hiến pháp lắng nghe,
tiếp thu có chọn lọc để đưa ra trình các ý kiến chung nhất đại diện cho mọi
giai tầng xã hội trên cơ sở tôn trọng luật pháp và các nguyện vọng tâm huyết
xây dựng đất nước của mọi giai tầng xã hội. Điều đáng nói ở đây, những góp ý
chỉ là góp ý chứ chưa phải là văn bản pháp quy được chính thức hợp pháp,
(đã là văn bản góp ý thì không thể được xem là văn bản pháp quy) thế mà văn bản
góp ý của Hội Đồng Giám Mục đã được các Linh mục ở giáo phận Vinh cho phổ biến
học tập trong toàn các giáo phận, giáo xứ. Tổ chức cho giáo dân ký tên sau các
buổi thánh lễ, chụp ảnh quay phim
tán phát lên các trang mạng. Cha trẻ Thư ký TGM Nguyễn Văn Hương ra văn bản yêu
cầu các giáo xứ phải lên tiếng, ghi danh ủng hộ vào bản góp ý Hiến pháp vào các
trang mạng xã hội. Thậm chí nhiều cha thuyết giảng kích động kêu gọi chúng con
chống lại chính quyền, bất hợp tác với các, phản kháng các cuộc vận động tham
gia các phong trào thi đua yêu nước với tư cách công dân tốt.
Người công giáo lo lắng và nghiêng ngả lòng tin cả với chính quyền và
giáo hội. Chúng con nghĩ việc phổ biến để tín đồ nắm rõ ý kiến của HĐGM là khác
mà việc cho học tập nhuần nhuyễn như học tập một “nghị quyết”, tổ chức các cuộc
lấy chữ ký ủng hộ, bắt phải lên tiếng lại là việc khác; nếu xem đó là văn
bản pháp quy có giá trị tuyệt đối buộc Nhà
nước phải áp dụng, thì đây là một ý đồ lợi dụng tôn trong việc góp ý của nhân
dân thành một tiếng nói của một lực lượng mang tính thống nhất; như vậy văn
bản: “nhận định và góp ý” không còn ý nghĩa của nó mà vượt ra khỏi phạm vi cho
phép để biến chúng thành tiếng nói, thành chủ trương thống nhất không
thay đổi của một tổ chức tôn giáo. Việc cha Thư ký Nguyễn Văn Hương ra lời kêu
gọi ép buộc chúng con như thế… Liệu việc làm như thế có thành công hay càng tạo
thêm hố sâu ngờ vực cho nhau? Mà chúng con nghi ngờ mục đích của những việc làm
này là gì? Nếu vì sự thánh hóa của Thiên chúa thì có lẽ nên chú trọng vào những
việc làm thiết thực hơn trên quê hương xứ Nghệ đang “giàu mưa nắng, đói nghèo
này” này hơn là lo chuyện bao đồng. Với tư cách một công dân xứ Nghệ, con thiết
nghĩ các cha nên hành xử như một công dân với thành tâm xây dựng đất nước trong
lúc khó khăn giặc ngoài quấy rối, kinh tế sa sút hiện nay, để đất nước ngày một
sáng hơn thì nhà nước mới từng bước ổn định và cởi mở.
Nếu chúng ta cứ tạo ngờ vực nhau, không tin nhau thì tự chúng ta làm khó
nhau thôi. Chúng con là những tín đồ ôn hòa, chăm chỉ làm ăn không muốn các cha
đẩy chúng con vào thế luôn bất ổn, có khi là vi phạm luật pháp, không muốn đẩy
giáo hội vào thế đối lập dai dẳng khi mà Giáo hội Mẹ của chúng ta luôn thích
nghi với mọi hoàn cảnh, khuyên chúng ta luôn chấp hành luật pháp thế tục. Những
chống đối chủ Nghĩa Cộng Sản trước kia từ Trung Quốc, Liên Sô và bây giờ, vẫn
là do vài cá nhân các Giám mục, các Linh mục chứ chưa bao giờ có tiếng nói phát
động chính thức của Giáo hội Mẹ chúng ta. Phúc âm trong lòng dân tộc và Người
công gíao tốt phải là người công dân tốt luôn là nguồn sáng để chúng con hướng
tới.
Chúng con tha thiết mong Giáo hội chúng ta cũng như toàn các giáo phận,
giáo xứ, giáo họ… được sinh hoạt bình thường như các tôn giáo bạn hiện tại, để
giáo dân chúng con được an cư lạc nghiệp, được bình an.”
Vậy nên cần phải nói với những người
trong Hội đồng Giám mục Việt Nam
hãy thể hiện trách nhiệm của mình là một giáo dân và một công dân; hãy tôn
trọng những tôn giáo khác và những người không theo đạo.
Đạo việt
tôn giáo nào cũng tốt!nhưng phải làm tốt cả phần đời và phần đạo!
Trả lờiXóa1
hội đồng giám mục cần xem xét nguyện vọng của tín đồ!
Trả lờiXóahội đồng giám mục cần xem xét nguyện vọng của tín đồ!
Trả lờiXóaMỗi tôn giáo đều có những nội quy, quy chế riêng. Thế nhưng cần phải giữ gìn bản sắc và không vi phạm pháp luật chung. Thường thì những người theo đạo họ luôn làm theo những lời chỉ dạy của những hội đồng giám mục mà thôi
Trả lờiXóangười thay mặt chúa chăn dắt các con chiên thì phải giúp họ sống tốt đời đẹp đạo!
Trả lờiXóa